Cứ buột miệng mắng cho xả hết cơn nóng nhưng mẹ có biết vết thương từ lời nói để lại sẽ không bao giờ liền lặn.
Nhiều bậc cha mẹ có cùng triết lý giáo dục được biện minh bằng câu “Bây giờ mẹ không dạy con, tương lai xã hội sẽ tát vào mặt con”. Cứ như thế lời nói từ "dao miệng" sẽ cứa vào lòng trái tim mềm yếu của những đứa trẻ và để lại những vết thương không bao giờ lành.
Miệng lưỡi sắc như dao ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Các giáo sư của Trường Y Harvard đã dành hơn 10 năm để nghiên cứu hậu quả của việc cha mẹ quát mắng con cái. Kết quả đem lại là sự ngạc nhiên hết sức đau lòng.
Các nhà khoa học phân tích cha mẹ thường xuyên la mắng, trách móc con cái sẽ làm tăng nồng độ hormone căng thẳng trong cơ thể, từ đó dẫn đến thay đổi cấu trúc của não bộ. Nó cũng có thể khiến hồi hải mã nhỏ hơn và ảnh hưởng đến trí nhớ.
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu, có hai đứa trẻ 3 tuổi là đối tượng được chọn để chụp cắt lớp não. Hai đứa trẻ này bằng tuổi nhau, cùng giới tính, gia cảnh, chỉ khác là trẻ hay được khen, trẻ còn lại hay bị mắng.
Kết quả quét não của cả hai cho thấy sự khác biệt đáng kinh ngạc. Trẻ hay bị mắng có vùng hồi hải mã nhỏ hơn và ngược lại trẻ hay được khen lại phát triển trí não vượt trội.
Ngoài những thay đổi về trí não, tâm sinh lý đã được chứng minh, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Michigan cũng đã thực hiện một loạt các thí nghiệm về bạo lực ngôn ngữ và nhận thấy: Khi một trẻ nhỏ bị bạo hành bằng lời nói, mức độ đau đớn không kém nỗi đau mà hệ thần kinh có thể cảm nhận được. Điều này có nghĩa là, khi cha mẹ la mắng con cái, mức độ tổn thương từ ngôn ngữ gây ra cho thể xác và tâm thần hoàn toàn giống nhau.
Thường xuyên bị mắng mỏ, một đứa trẻ sẽ trải qua những thay đổi to lớn về thể chất và tâm lý
Trong phần bình luận của một chủ đề liên quan đến chuyện trẻ bị bố mẹ mắng, sự bất bình của những đứa trẻ lan tràn:
"Chia sẻ nỗi buồn của mình thôi mà biến thành tranh cãi thì chán quá!"
"Sau khi cãi nhau với bạn cùng lớp, mình về nhà và kể với bố. Bố mắng cho một trận còn bảo tại con kém cỏi, quan hệ không tốt với bạn cùng lớp. Ai lại muốn quan hệ tốt với người bạn như thế chứ. Đã không được an ủi thì thôi, lại còn nghe mắng, rõ là muốn biến mất cho xong."
Ảnh minh họa
Thời thơ ấu, nhiều người đã từng trải qua cảm xúc tương tự như thế này. Rõ ràng không phải mình sai, tại sao cha mẹ lại quay sang chỉ trích mình?
Nhiều khi cha mẹ la mắng để trút bỏ nỗi lo lắng trong lòng bởi hơn ai hết cha mẹ là những người lo lắng cho con cái nhiều nhất. Nhưng những lời nói ra trong lúc tức giận không phải là tình yêu thương mà là nhát dao khiến con trẻ thêm tổn thương.
Gai của cây xương rồng có thể được kéo ra và vết thương có thể lành lại. Nhưng sự dè bỉu của cha mẹ lại là cái gai độc, đâm sâu vào trái tim của đứa con. Vết thương đó còn khó lành lặn được chứ đừng nói đến khả năng trở nên nhẵn mịn.
Lời yêu thương không thấy chỉ thấy thốt ra toàn lời độc địa hại con tự ti
Cha mẹ Việt thường có điểm chung: Thiếu kỹ năng giao tiếp, kém biểu đạt ngôn ngữ và xấu hổ khi nói lời yêu thương.
Cách giao tiếp không được chú trọng, nền tảng giao tiếp không vững chắc tạo thành bức tường ngăn cách giữa trái tim yêu thương và lời nói độc địa. Nếu yêu thương không thể thốt ra, trái tim có thể sẽ bị sụp đổ bất cứ lúc nào.
Ảnh minh họa
Khi bị bố mẹ la mắng, trẻ không biết hoặc không nhận ra được mình đã làm gì sai. Những đứa trẻ như vậy thường không dám lên tiếng, không dám bày tỏ những suy nghĩ, nhu cầu của mình nên càng lúc càng bị mắng nhiều hơn. Mà mắng nhiều thì trẻ sẽ càng thiếu tự tin, ngại bày tỏ, ngại phản bác và âm thầm chịu đựng những bất bình.
Giáo sư Li Meijin từng nói: “Kẻ hủy hoại cuộc đời của một đứa trẻ không phải là game, cũng không phải là trò tiêu khiển mà chính là bạo lực ngôn ngữ của cha mẹ”.
Mỗi khiếm khuyết về nhân cách đều do một hình thức ngược đãi nào đó đã trải qua trong thời thơ ấu. Khi tai nghe những lời nói gây tổn thương của cha mẹ, 80% trẻ sẽ phản kháng trong cơn tức giận.
Khi cơn tức giận lên đến đỉnh điểm, trẻ sẽ thôi không chỉ tay vào cha mẹ nữa, nghĩa là thôi không trách mắng cha mẹ, mà chuyển sang chỉ tay về chính mình, tự trách bản thân và thù địch với chính mình.