Bằng sự thông minh, ham học hỏi và vốn kiến thức có được, cô gái đạt được những thành công trong việc tạo dựng thương hiệu riêng. Lợi nhuận cô thu về là ước mơ của bất cứ doanh nhân nào.
Xuất phát điểm là người học hành giỏi giang, là niềm tự hào không chỉ của gia đình mà còn là của tỉnh Hà Bắc - Trung Quốc, cô gái sau đây đã thật sự không làm mọi người thất vọng vì tài kinh doanh sắc sảo cùng ý chí kiên cường trong học tập lẫn cuộc sống.
Là người con của tỉnh Hà Bắc xa xôi, một nơi chẳng thể tìm thấy trên bản đồ, Shi Yan là niềm tự hào của cả gia đình và người dân nơi đây bởi cô là người đầu tiên trong làng đậu vào Đại học Thanh Hoa và trở thành hình mẫu cho trẻ em học theo. Mọi người không chỉ trong gia đình mà dân làng còn đặt hy vọng cô sẽ học hành đỗ đạt, thành công trong tương lai.
Shi Yan là tấm gương tự hào của làng về học vấn và thành công trong sự nghiệp. Ảnh twgreatdaily
Và không để mọi người thất vọng Shi Yan thi đậu Đại học Thanh Hoa danh tiếng, được cấp học bổng thạc sĩ và tiến sĩ. Cô nỗ lực hết sức vì cô ý thức được rằng chỉ có học hành mới thay đổi được vận mệnh. Tuy chưa biết sự thay đổi đó lớn lao đến mức nào, Shi Yan chỉ cần biết cô đang làm đúng và không để người thân, dân làng thất vọng bởi chính sự lựa chọn của mình. Nếu không thể thành công rực rỡ, ít nhất cô vẫn có tri thức làm nền tảng.
Học đại học danh tiếng, bằng cấp lừng lẫy chẳng kém ai, Shi Yan thừa khả năng làm việc ở công ty lớn với mức lương cao và nếu chăm chỉ kiếm tiền, cô sẽ có cuộc sống ổn định, thậm chí là giàu có.
Thế nhưng trái ngược với suy nghĩ của mọi người, Shi Yan không ở lại phố lớn làm việc, không một ngày 8 tiếng đến văn phòng, không ăn vận sang chảnh ngồi nơi máy lạnh. Cô có quyết định táo bạo là về quê nuôi lợn. Cô ký hợp đồng với trang trại có diện tích rất lớn nhờ số tiền học bổng tích góp được và sử dụng kiến thức sinh, hóa, lý học được để áp dụng vào công việc kinh doanh.
Shi Yan về quê sống đời dân dã, nuôi gà nuôi heo và xây dựng thương hiệu riêng. Ảnh twgreatdaily
Ban đầu, cô quyết định quay về quê nuôi lợn khiến nhiều người bất ngờ và cho rằng đây chỉ là lựa chọn nhất thời. Nhưng chính vì sự nghiêm túc trong chăn nuôi và sự khôn ngoan, nhanh nhạy trong kinh doanh, đầu óc suy tính kỹ lưỡng, Shi Yan đã gây dựng nên thương hiệu thịt lợn của riêng mình và thu về lợi nhuận 28 tỷ đồng chỉ trong một năm. Đây chính là con số mơ ước của những người làm kinh doanh, đặc biệt những ai còn non trẻ tay nghề như Shi Yan.
Shi Yan truyền động lực tích cực đến những người trẻ bằng lời nhắn nhủ: “Dù bạn không đi theo con đường thông thường nhưng chỉ cần đúng hướng thì vẫn có thể thành công”.
Shi Yan truyền động lực tích cực đến những người trẻ. Ảnh twgreatdaily
Xuất phát điểm, trường lớp học có thể giống nhau nhưng không phải ai cũng có con đường chung. Chỉ cần bản thân đam mê, có kiến thức và bản lĩnh thì dù có rẽ ngang rẽ dọc, có làm công việc gì cũng nhất định sẽ thành công. Người học cao hiểu rộng, đầu óc vốn dĩ chẳng phải tầm thường nên chớ cười nhạo khi họ chọn con đường không giống với số đông. Chính sự táo bạo và khác biệt này lại tạo nên thành công vượt ngoài tưởng tượng.
Từng là Cử nhân Đại học khủng, anh Liao Lifeng (sinh năm 1991) trải qua một số công việc nơi thành phố lớn và cuối cùng quyết định ra chợ bán thịt heo. Dù sự lựa chọn này không được lòng mọi người, đặc biệt là bố mẹ anh cũng ra mặt phản đối kịch liệt, mắng nhiếc và chế giễu anh vì đã đi ngược lại sự kỳ vọng của gia đình. Nhưng anh bỏ qua những tác động từ bên ngoài, kiến quyết đi theo lựa chọn của mình.
Anh Liao bán thịt heo ngoài chợ. Ảnh tuoitre
Với quyết tâm cao độ, cộng thêm vốn kiến thức học được ở trường đại học lớn và đầu óc nhạy bén, sạp thịt của anh nhanh chóng chiếm ưu thế nhất chợ và số thịt bán ra vượt trội hẳn so với các sạp khác về số lượng và chất lượng. Thịt ế mỗi ngày, anh đem về làm xúc xích hoặc thịt xông khói.
Từng tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh và bị xem là “vết nhơ” của trường khi ông không chọn công việc danh giá mà ra chợ bán thịt heo, Lục Bộ Hiên nghiêm túc làm tốt công việc của mình và đã trở thành tỷ phú, là niềm tự hào sáng chói của ngôi trường này. Ông từng khẳng định: "Nhiều người hỏi tôi tấm bằng đại học có lợi ích gì cho việc giết mổ lợn, tôi từng không biết trả lời thế nào. Nhưng sau nhiều năm làm đồ tể, tôi có thể khẳng định với các bạn rằng: Đi học chưa chắc đã thay đổi được số mệnh, nhưng chắc chắn nó sẽ thay đổi được tư duy".