Tiểu đường thai kỳ là như thế nào và nguy hiểm ra sao được xem là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ bầu hiện nay.

Trên thực tế, tiểu đường thai kỳ hiện đang rất phổ biến và nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và con. Bởi, theo một thống kê, cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người gặp phải căn bệnh nguy hiểm này. Ở bài viết dưới đây, hãy cũng tìm hiểu mọi thông tin cần thiết về tiểu đường thai kỳ mà mọi mẹ bầu đều cần nên biết.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

làm sao để biết mình bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai hiện nay ngày càng gia tăng cùng những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Trước hết, các mẹ bầu cần phải nắm rõ về khái niệm tiểu đường thai kỳ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Nói một cách dễ hiểu, đây là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 - 28.

Hiện nay, tiểu đường thai kỳ rất phổ biến và nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và con.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ nhưng phổ biến nhất thường bao gồm các gạch đầu dòng sau:

- Thừa cân, béo phì: Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23 kg/m2 trở lên có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.

- Mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi),

- Gia đình hay bản thân có tiền sử bị đái tháo đường...

- Bị rối loạn dung nạp glucose, rối loạn đường huyết lúc đói hoặc tiểu đường thai kỳ trước đó

- Sinh con to trước đó ( ≥ 4 kg)

Tiểu đường thai kỳ có dấu hiệu thế nào?

Hầu như tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng gì đặc biệt, chính vì thế mà thai phụ thường hay chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, bất kì một thay đổi nhỏ nào trên cơ thể của bà bầu cũng đều rất nên quan tâm.

Dấu hiệu 1: Thường xuyên thấy khát nước

tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ thường xuyên khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước

Giống như các bệnh nhân bị tiểu đường khác, mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ thường dễ cảm thấy khát nước, nhất là vào ban đêm. Theo như tìm hiểu, nguyên nhân là do đường trong máu quá cao làm cho các tế bào phải phân tách nước để làm loãng máu, giảm tình trạng dư thừa glucose quá mức. Thời gian dài tách nước làm các tế bào bị “khát”, yêu cầu người bệnh phải uống nhiều nước hơn để bù vào lượng nước thiếu hụt.

Dấu hiệu 2: Mờ mắt

Lý giải về dấu hiệu này, do lượng đường trong máu tăng bất thường làm cho thủy tinh thể bị sưng. Lâu dần sẽ khiến thai phụ dễ cảm thấy mờ mắt, tầm nhìn hạn chế. Hầu hết tình trạng mờ mắt không xảy ra thường xuyên, nếu có thì cũng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn.

Dấu hiệu 3: Khi bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành

Khi mắc tiểu đường thai kỳ, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu sẽ suy giảm do các tế bào bạch cầu – tế bào có khả năng sản sinh kháng thể bị suy giảm chức năng do đường huyết tăng cao.

Thêm vào đó, những người mắc bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường cũng gặp tình trạng giảm khả năng tuần hoàn máu. Bên cạnh việc lâu lành vết thương, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với chứng xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu 4: Cơ thể mệt mỏi kéo dài

những điều nên làm khi bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống khi mắc tiểu đường thai kỳ

Thời gian mang thai, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này sẽ gia tăng đặc biệt, kéo dài hơn bình thường ở những mẹ bị rối loạn insulin. Nguyên nhân là do các tế bào cơ không được cung cấp đủ đường, lại phải tách nước để hòa tan đường trong máu làm cơ thể thai phụ bị thiếu năng lượng, luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Dấu hiệu 5: Vùng kín bị viêm nhiễm

Theo các thống kê, rất nhiều mẹ bầu khi mắc tiểu đường thai kỳ đều bị viêm nhiễm vùng kín kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này xuất phát từ hệ miễn dịch bị suy giảm. Khi đó, các vi khuẩn có lợi tại vùng kín bị suy yếu, là điều kiện để những vi khuẩn, nấm gây hại xâm nhập, gây bệnh.

Mẹ bầu dễ thấy ngứa rát, cảm giác nóng ran tại vùng nhạy cảm, chưa kể dịch âm đạo có mùi bất thường.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?

Đối với mẹ

Tiểu đường thai kỳ sẽ gây nên tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, khó sinh, sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

Đối với bé

Hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh gây ra tình trạng co giật dẫn đến hôn về và tổn thương não nếu bé không được kiểm tra và phát hiện kịp thời, thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to, giảm sự trưởng thành của phổi, béo phì, suy hô hấp, có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch.

Các biện pháp điều trị tiểu đường thai kỳ

Lên kế hoạch ăn uống, sinh hoạt phù hợp

cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Ăn uống lành mạnh, tập thể dục, uống thuốc theo chỉ định… tốt cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ

Theo đó, mẹ bầu khi mắc tiểu đường thai kỳ nên bổ sung đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lý. Tăng cân vừa phải 8 đến 12 cân trong cả thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều tăng cân quá mức.

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu cũng cần có thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ có thai nếu không có chống chỉ định về sản khoa và nội khoa, thì nên bắt đầu hoặc tiếp tục tập luyện ở mức độ vừa phải vì nó có tác dụng làm tăng nhạy cảm với insulin của các tế bào, giảm đề kháng insulin dẫn đến giảm tình trạng tiểu đường ở mẹ.

Điều trị bằng thuốc:

Khoảng 15% phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ đều cần thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 

Trong đó, insulin là một lựa chọn điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo nghiên cứu của Đại học Toronto (Canada), cứ 3 phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ thì có 1 người cần insulin điều trị bệnh này, nhưng nhiều phụ nữ lại lo lắng về sự an toàn của insulin khi mang thai. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, loại insulin tác dụng kéo dài an toàn trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý nhỏ cuối cùng dành cho các mẹ bầu là hãy giữ cho tâm lý luôn thoải mái, tràn đầy năng lượng tích cực. Nhờ thế, cả mẹ và bé sẽ đều khỏe mạnh, bình an trong suốt thai kỳ.