Gọi Tiến sĩ Phạm Văn Nhạ là người "Việt Hóa" Đông Trùng Hạ Thảo bởi ông chính là người đầu tiên tại Việt Nam nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo (năm 2014).
Tiến sĩ Phạm Văn Nhạ đeo đuổi giấc mơ với Đông Trùng Hạ Thảo
TS Phạm Văn Nhạ nguyên là cán bộ Trung tâm Đấu tranh Sinh học (Viện Bảo vệ Thực vật), nay là Viện trưởng Viện Nghiên cứu thảo dược Việt Nam. Năm 2011, trong chuyến công tác đến Trung tâm phòng chống ung thư ở bang Missouri (Mỹ), ông được tiếp xúc với công nghệ sản xuất nấm đông trùng hạ thảo.
TS Phạm Văn Nhạ trăn trở với thị trường Đông Trùng Hạ Thảo Việt Nam
Để nuôi nấm dược phẩm, phải đầu tư hệ thống nhà xưởng sạch, vô trùng, nhiệt độ luôn phải duy trì từ 17 - 19 độ C. Phải đảm bảo tuyệt đối sạch, không được để vi sinh vật xâm nhập bởi nấm mốc, bào tử trong không khí rất dễ làm hỏng nấm đông trùng hạ thảo nuôi. Chế độ chăm sóc hoàn toàn tự động, phải trang bị hệ thống lọc không khí hiện đại, tối ưu, không khí bên ngoài không thể xâm nhập được khu nuôi trồng.
Màu sắc thể hiện rõ hàm lượng hoạt chất Cordycepin của từng loại nấm. Tuy vậy, để người dùng phân biệt hai loại nấm vẫn là khó khăn do đa phần không có sản phẩm đối chứng. Hơn nữa, gần như không ai mua nấm về rồi đem đi kiểm tra hoạt chất.
Đối với loại nấm dược liệu, một số nơi sản xuất sử dụng “mẹo” thu hoạch sớm hơn để đầu nấm có hình nhọn hơn, gần giống với nấm dược liệu hơn. Tuy nhiên về màu sắc nấm thì không thể làm giả. Hai loại nấm này chênh lệch khá lớn về giá cả.
Nguồn: Viện nghiên cứu thảo dược Việt Nam