Tiền sản giật là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ bầu và thai nhi.
Theo các chuyên gia sản khoa, ước tính có khoảng 3 – 5% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật. Đây được xem là một hội chứng bệnh lý sản khoa hết sức nguy hiểm nếu không phát hiện và theo dõi kịp thời. Để hiểu hơn về bệnh lý tiền sản giật thai kỳ, mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là như thế nào? Tiền sản giật (tiếng Anh là preeclampsia) là một loại huyết áp cao mà một số phụ nữ mắc phải sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sau khi sinh, tuy nhiên ngay cả tình trạng huyết áp tăng nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Thông thường, tiền sản giật sau sinh rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra sau khi con ra đời từ 48 - 72h đồng hồ.
Tiền sản giật là biến chứng sản khoa nguy hiểm
Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, như sinh non và thậm chí tử vong. Phác đồ điều trị tiền sản giật Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể, thế nên chị em có thể yên tâm và giảm bớt gánh nặng lo lắng về bệnh lý này.
Những mẹ bầu nào có nguy cơ bị tiền sản giật?
Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh cụ thể về nguyên nhân tiền sản giật. Tuy nhiên, theo quan sát cho thấy những mẹ bầu dưới đây thường nằm trong danh sách có nguy cơ tiền sản giật:
- Nếu người mẹ đã từng bị tiền sản giật trong lần mang thai trước càng sớm thì nguy cơ mắc lại bệnh này trong lần mang thai khác càng cao.
- Người mẹ đang mang thai đôi (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn).
- Người mẹ bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận hoặc bệnh tự miễn như lupus hoặc hội chứng kháng phospholipid.
- Người mẹ đã có những biến chứng trong lần mang thai trước, như sinh con nhẹ cân.
- Người mẹ đã từng áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (còn gọi là IVF).
- Phụ nữ bị béo phì .
- Phụ nữ có tiền sử gia đình bị tiền sản giật.
- Phụ nữ lớn hơn 35 tuổi .
- Phụ nữ là người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn những phụ nữ khác.
Những dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật là gì?
Triệu chứng tiền sản giật thường xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ và rõ ràng trong 3 tháng cuối này. Dấu hiệu bệnh tiền sản giật ở mỗi sản phụ có thể khác nhau tùy theo mức độ bệnh, cụ thể bao gồm:
- Nhức đầu thường xuyên
Phụ nữ mang thai bị nhức đầu cần cẩn thận với chứng tiền sản giật
- Buồn nôn (kèm theo cảm giác đau bụng) hoặc chóng mặt
- Đau ở vùng bụng trên bên phải hoặc ở vai
- Tăng cân đột ngột
- Sưng ở chân, tay hoặc mặt
- Khó thở
Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào?
Tiền sản giật có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi. Chính vì thế, tốt nhất các mẹ nên thực hiện các xét nghiệm tiền sản giật đúng thời điểm khi được bác sĩ chỉ định.
Các biến chứng đối với sức khỏe người mẹ:
- Thận, gan và não bị tổn thương
- Sản giật: Đây là một tình trạng hiếm gặp và đe dọa tính mạng. Đó là khi thai phụ bị co giật hoặc hôn mê sau tiền sản giật. Hôn mê là khi người mẹ bị bất tỉnh trong một thời gian dài và không thể phản ứng với giọng nói, âm thanh hoặc hoạt động của những người xung quanh.
- Đột quỵ: Đây là lúc quá trình cung cấp máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm sút. Đột quỵ có thể xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu đưa máu lên não hoặc khi mạch máu trong não bị vỡ.
Các biến chứng đối với thai kỳ:
- Sinh non: Ngay cả khi điều trị, người mẹ có thể cần phải sinh sớm để giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi.
- Nhau bong non: Đây là khi nhau thai tách khỏi thành tử cung (dạ con) trước khi sinh. Nó có thể tách một phần hoặc hoàn toàn. Nếu người mẹ bị bong nhau thai, em bé có thể không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Chảy máu âm đạo là triệu chứng bong nhau thai phổ biến nhất sau 20 tuần của thai kỳ. Vì vậy nếu mẹ bị chảy máu âm đạo khi mang thai, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
- Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (còn gọi là IUGR): Đây là khi em bé phát triển kém trong bụng mẹ. Nó có thể xảy ra khi mẹ bị huyết áp cao làm hẹp các mạch máu trong tử cung và nhau thai. Nhau thai phát triển trong tử cung và cung cấp thức ăn và oxy cho em bé qua dây rốn. Nếu em bé của bạn không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng trong bụng mẹ, bé có thể bị IUGR.
- Xuất huyết sau sinh: Tiền sản giật làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh (còn gọi là BHSS). BHSS chảy máu nhiều sau khi sinh. Đây là một tình trạng hiếm gặp, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến sốc và tử vong khi các cơ quan trong cơ thể bạn không nhận được đủ lưu lượng máu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Trời lạnh, thai phụ bị tiền sản giật tăng cao
Tiền sản giật nhẹ được điều trị như thế nào?
Hầu hết phụ nữ bị tiền sản giật nhẹ sau 37 tuần của thai kỳ đều không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Lúc này để điều trị tiền sản giật, các bác sĩ sẽ:
- Kiểm tra huyết áp và nước tiểu của mẹ thường xuyên, nếu nặng hơn, họ sẽ yêu cầu người mẹ ở lại bệnh viện để theo dõi.
Bác sĩ sẽ theo dõi mẹ thường xuyên khi có dấu hiệu tiền sản giật
- Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ đếm cú đá để theo dõi mức độ thường xuyên di chuyển của bé.
- Nếu mẹ đang mang thai 37 tuần và tình trạng của sức khỏe ổn định, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên sinh con sớm.
- Mẹ bị tiền sản giật nên ăn gì? Lời khuyên của các bác sĩ đó là hãy bổ sung nhiều rau xanh, đặc biệt là những loại rau giúp nhuận tràng như mồng tơi, rau đay,...
Tiền sản giật nặng được điều trị như thế nào?
- Nếu mẹ bị tiền sản giật nặng, rất có thể mẹ sẽ phải ở lại bệnh viện để bác sĩ có thể theo dõi chặt chẽ.
- Nếu tình trạng của mẹ trở nên tồi tệ hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu sinh sớm. Hầu hết trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị tiền sản giật nặng ở 34 tuần của thai kỳ đều có sức khỏe tốt sau khi sinh ra.
- Nếu mẹ đang mang thai ít hơn 34 tuần, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên sinh con ngay khi tình trạng sức khỏe ổn định.
Nếu mẹ bị tiền sản giật thì có thể sinh thường được không?
Phòng ngừa tiền sản giật là điều rất cần thiết. Nhưng nếu không may rơi vào trường hợp này, chị em hãy cố gắng đừng quá căng thẳng và tin tưởng bác sĩ.
Nhiều người hay thắc mắcbị tiền sản giật có đẻ thường được không? Thai phụ bị tiền sản giật hoàn toàn có thể sinh thường. Số liệu cho thấy gần 40% sản phụ bị tiền sản giật được theo dõi sinh thường an toàn trong khi phần còn lại được mổ lấy thai. Bác sĩ sẽ cân nhắc dựa vào tình trạng của mẹ và bé để lựa chọn cách sinh phù hợp nhất.
>>> Xem thêm bài viết tham khảo: https://www.healthline.com/health/preeclampsia#symptoms
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
Bạn đã hiểu rõ về tiền sản giật?
Tiền sản giật - nguy cơ của nhiều bà bầu
Tiền sản giật: Biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhưng có thể điều trị