Lần đầu đi tiêm vắc xin cho con mẹ phải chuẩn bị thật kỹ, vì có liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con.
Chắc các mẹ cũng từng nghe đến mấy vụ tiêm nhầm vắc xin cho trẻ, quá thương tâm các vụ tiêm vắc xin. Đa phần là do trẻ bị sốc phản vệ với một thành phần nào đó của vắc xin, cấp cứu không kịp dẫn đến qua đời. Do đó, để đảm bảo sự an toàn cho đứa con thân yêu, các mẹ phải chuẩn bị thật kỹ kiến thức chăm sóc con sau tiêm. Dưới đây là những thông tin liên quan rất cần cho những mẹ lần đầu đưa con đi tiêm, cũng như lịch tiêm vắc xin cho trẻ,tiêm vắc xin cho trẻ 12-18 tuổi...
Vì sao cần tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ?
1. Vắc xin là gì?
Theo UNICEF, vắc xin là sản phẩm bảo vệ trẻ em, giúp chống lại các bệnh nghiêm trọng không cứu được. Vắc xin được sản xuất từ các chủng virus hoặc vi khuẩn đã bất hoạt hoặc còn sống. Chúng sẽ bị làm cho suy yếu, đưa vào cơ thể để tạo sự miễn dịch tự nhiên, chống lại bệnh truyền nhiễm.
Vắc xin là sản phẩm bảo vệ trẻ em, giúp chống lại các bệnh nghiêm trọng không cứu được
Vắc xin hoạt động bằng cách kích thích khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại bệnh tật hiệu quả. Tiêm phòng vắc xin không chỉ bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ mà còn góp phần giữ an toàn cho trẻ khác. Vắc xin giúp làm giảm đáng kể việc lây bệnh nguy hiểm từ trẻ này sang trẻ khác.
2. Tầm quan trọng của vắc xin đối với trẻ nhỏ
Nhiều cha mẹ chần chừ hoặc bỏ quên lịch tiêm chủng của con mà không biết rằng, tiêm vắc xin vô cùng quan trọng đối với sự khôn lớn của con, đặc biệt là tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh. Như đã nói ở trên, tiêm vắc xin là bảo vệ an toàn tính mạng cho con trước những bệnh nguy hiểm.
Cụ thể, trong những năm đầu đời, trẻ có sức đề kháng yếu, dễ gặp các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Vắc xin sẽ giúp trẻ tạo được khả năng miễn dịch, để khi chẳng may nhiễm bệnh, trẻ sẽ tự có sức đề kháng hoặc không chuyển biến nặng. Trẻ mới chào đời sẽ được tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh
Xung quanh trẻ luôn có nhiều nguồn lây bệnh như nhà trẻ, chợ, trung tâm mua sắm, đường phố… Chỉ có vắc xin mới giúp trẻ được an toàn trước mầm bệnh dễ lây truyền. Một con số chứng minh tầm quan trọng của vắc xin là từ năm 2000 – 2017, chỉ riêng vắc xin sởi ước tính đã ngăn ngừa hơn 21 triệu ca tử vong.
3. Một số vắc xin cho trẻ em bắt buộc phải chủng ngừa
Hiện có đến hàng chục loại vắc xin chủng ngừa cho trẻ, có những loại không bắt buộc phải tiêm. Tuy nhiên, với danh mục bệnh truyền nhiễm dưới đây, mẹ bắt buộc phải đi tiêm đúng, đủ liều cho con:
- Viêm gan B
- Lao
- Bạch hầu
- Ho gà
- Uốn ván
- Bại liệt
- Bệnh do Heamophilus Inffluenzae tuýp B
- Sởi
- Viêm não Nhật Bản, Rubella.
Theo dõi triệu chứng và chăm sóc sau khi tiêm vắc xin cho trẻ
Rất nhiều trường hợp trẻ sau khi tiêm vắc xin không được chăm sóc đúng cách, theo dõi sát sao nên đã không kịp ứng cứu khi bị sốc phản vệ. Do đó, các mẹ phải nắm thật kỹ cách theo dõi triệu chứng sau tiêm cho trẻ. Chỉ khi mẹ nắm vững mới đảm bảo con luôn được an toàn.
Rất nhiều trường hợp trẻ sau khi tiêm vắc xin không được chăm sóc đúng cách
1. Quy trình theo dõi sau khi chủng ngừa vắc xin
- Ngay tại điểm tiêm chủng
Bất kỳ em bé nào sau khi tiêm vắc xin xong đều được yêu cầu ở lại theo dõi một quãng thời gian ngắn để phòng sốc phản vệ, biến chứng. Do đó, mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn tại điểm tiêm chủng. Phải ngồi lại tại điểm tiêm ít nhất 30 phút để quan sát phản ứng của con.
Bất kỳ dấu hiệu bất thường như thở quá nhanh, thở yếu, khò khè, da mẩn đỏ, nôn trớ thì cần báo ngay cho điểm tiêm.
- Tại nhà
Sau khi theo dõi xong tại điểm tiêm, con có biểu hiện ổn định thì mẹ vẫn phải tiếp tục theo sát con khi về nhà. Thời gian theo dõi liên tục nên từ 24 – 48 tiếng sau tiêm vắc xin.
Mẹ cần quan sát, kiểm tra nhiệt độ của con, nhịp thở, xem con có chơi đùa bình thường, tỉnh táo, tinh thần minh mẫn hay không. Đồng thời phải xem con ăn, ngủ, thở có gặp trở ngại hay không.
Đặc biệt nhớ quan sát da của con và vết tiêm ngừa. Trường hợp sưng tấy nặng, nổi mẩn đỏ, phát ban thì nên liên hệ với nhân viên y tế.
2. Phản ứng sau khi tiêm thường gặp ở trẻ
Loại vắc xin nào cũng sẽ khiến cơ thể trẻ phản ứng lại, tùy cơ địa từng bé mà phản ứng sẽ nặng hoặc nhẹ. Đây là biểu hiện cơ thể trẻ đang phản ứng và tạo ra kháng thể, một loại protein trong máu có thể phòng chống bệnh.
Trẻ sau tiêm thường gặp một số phản ứng phổ biến như sốt nhẹ, gắt ngủ, khó chịu, bị sưng nhẹ ở vết tiêm, đau và nổi mẩn đỏ ở chỗ tiêm. Ngoài ra có thể gặp một số phản ứng khác như chán ăn, nôn trớ, uể oải. Những phản ứng này sẽ giảm dần và hết trong vòng 1, 2 ngày sau tiêm.
3. Phản ứng nguy hiểm sau tiêm phải báo bác sĩ ngay
Ngoài những triệu chứng bình thường sau tiêm kể trên, nếu thấy bất kỳ những biểu hiện được liệt kê sau đây, mẹ cần đưa con đi bệnh viện ngay. Những triệu chứng được đưa vào nhóm nguy hiểm gồm co giật, nổi mẩn khắp người, da nhợt nhạt, người tím tái.
Bên cạnh đó, trẻ còn có biểu hiện như choáng váng, tim đập nhanh, sốt trên 39 độ, mặt và cổ họng bị sưng, thở khó khăn, thở khò khè, khàn tiếng. Hoặc trẻ có thể khóc thét, khóc dai dẳng không dứt, quấy khóc trong 3 giờ trở lên mà mẹ không dỗ được.
Những phản ứng này thường xảy ra rất nhanh, có thể chỉ trong vài giờ sau khi tiêm hoặc vài ngày sau tiêm. Đó là lý do mẹ cần theo sát con từ lúc mới tiêm xong cho đến khi con thật sự an toàn mới thôi.
4. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
Ngoài việc quan sát những phản ứng sau khi tiêm vắc xin của con, mẹ cần biết cách chăm sóc con trong những ngày sau tiêm. Mẹ nên cho con mặc quần áo thoáng mát và duy trì tốt chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ uống nước nhiều hơn. Tăng cường cho con bú mẹ nếu trẻ vẫn chưa cai sữa.
Tăng cường cho con bú mẹ sau tiêm vắc xin nếu trẻ vẫn chưa cai sữa
Với vết tiêm, mẹ nên tránh chạm vào, lúc bế nên né ra cho con, tránh để con đau hoặc có thể viêm nhiễm do tiếp xúc với da người lớn. Không tùy tiện xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hoặc bất cứ thứ gì lạ lên vết tiêm của con. Nếu sợ vết tiêm con bị sưng đau, lúc tiêm mẹ nên thử hỏi ý kiến bác sĩ cách xử lý.
Nếu con bị sốt do tiêm ngừa, khoảng 38 độ, mẹ có thể lau mát tại nách, bẹn cho con. Nếu muốn dùng thuốc giảm sốt cho con, nên theo ý kiến bác sĩ.
Việc tắm cho con sau tiêm vắc xin cũng nên cân nhắc, nhất là trường hợp con sốt cao trên 38 độ. Sau khi tiêm vắc xin, tốt nhất mẹ khoan hãy cho con đi bơi ngay. Đợi con hoàn toàn ổn định mới nghĩ đến chuyện cho con đi bơi.
Trẻ có sức đề kháng chưa phát triển hoàn thiện, rất dễ bị lây nhiễm các mầm bệnh từ môi trường xung quanh. Nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, mẹ cần chú ý thật kỹ, tiêm vắc xin đầy đủ cho con theo đúng lịch chủng ngừa. Và phải nắm thật kỹ những kiến thức chăm sóc con sau tiêm vắc xin, tránh những trường hợp thương tâm xảy ra. Các thông tin liên quan đến vắc xin cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi, các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ, tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi, vắc xin pfizer cho trẻ em, vắc xin tiêm cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi, tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-18 tuổi,vắc xin covid có tiêm cho trẻ em, vắc xin cho trẻ em từ 12 đến 18 tuổi.. các mẹ có thể tham khảo bài liên quan phía dưới.
Xem thêm bài nguồn tại:
https://immunifyme.com/blog/how-to-prepare-your-child-for-a-vaccine
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=why-childhood-immunizations-are-important-1-4510
https://www.unicef.org/parenting/health/parents-frequently-asked-questions-vaccines
Xem thêm bài viết liên quan:
Lịch tiêm vắc xin chi tiết từng tháng cho trẻ
4 trường hợp tuyệt đối không nên tiêm vắc xin cho trẻ
4 lý do quan trọng trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin tổng hợp đúng lịch