Thuốc bổ cho bà bầu rất quan trọng trong thời gian mang thai.
Trong thời kỳ mang thai, thai nhi nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Vì vậy, bổ sung thuốc bổ cho bà bầu và ăn thực phẩm lành mạnh có thể giúp cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi.
Bổ sung thuốc bổ cho bà bầu là gì?
Thuốc bổ cho bà bầu là các hợp chất hữu cơ cần thiết với một lượng nhỏ mà cơ thể mẹ không thể tự tạo ra được, có chứa các chất dinh dưỡng có thể lấp đầy sự thiếu hụt (một khoảng trống) trong chế độ ăn uống của mẹ bầu.
Thuốc bổ cho bà bầu có chứa nhiều loại vitamin quan trọng trong thai kỳ
Hãy chắc chắn rằng trong thời gian mang thai, mẹ được bổ sung đầy đủ các loại thuốc bổ có chứa hàm lượng axit folic, sắt, thuốc bổ sung canxi cho bà bầu… để có một thai kỳ khỏe mạnh và trọn vẹn nhất.
Tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung thuốc bổ cho bà bầu
Một số tác dụng phụ mẹ bầu thường gặp khi uống thuốc bổ cho bà bầu như:
Táo bón
Táo bón có thể do thuốc bổ sung sắt cho bà bầu mà mẹ uống trong thời gian mang thai gây ra. Vì vậy sau khi bổ sung sắt, mẹ nên ăn thêm các thực phẩm chứa vitamin C như cam, quýt… để có thể giảm thiểu triệu chứng này.
Buồn nôn
Đa phần thuốc bổ dành cho bà bầu chứa nhiều vi chất dinh dưỡng nên viên thuốc thường to, có thể gây buồn nôn khi mẹ bầu cố gắng nuốt. Bên cạnh đó, một số viên thuốc cũng có mùi khó chịu khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn hơn.
Đầy hơn
Một số mẹ bầu lại cảm thấy thường xuyên bị đầy hơi, khó chịu bụng sau khi uống thuốc bổ cho bà bầu. Vì vậy lời khuyên cho các mẹ là không nên uống thuốc bổ vào buổi tối, điều này sẽ khiến chứng đầy hơi trở nên nghiêm trọng hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 4 tháng: 6 món nên ăn, 6 món tránh
Thuốc bổ cho bà bầu nào là tốt nhất nên uống khi mang thai?
Với nhiều sản phẩm được bán ra thị trường như hiện nay như thuốc bổ cho bà bầu của Mỹ, Anh, Úc... việc lựa chọn đúng loại thuốc bổ cho bà bầu có thể là một thách thức. Đối với một số mẹ bầu dễ bị dị ứng hay có vấn đề về thai kỳ, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định bổ sung.
Mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi bổ sung thuốc bổ cho bà bầu
Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm thuốc bổ tổng hợp cho bà bầu có chứa vitamin tổng hợp, thay vì dùng các chất bổ sung riêng lẻ, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm thuốc bổ cho bà bầu từng giai đoạn kết hợp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ.
Như đã nói ở phần đầu bài viết, dù lựa chọn là gì, điều quan trọng là mẹ cần phải đảm bảo thuốc bổ sử dụng khi mang thai của mình có chứa axit folic.
Một số loại thuốc bổ cho bà bầu sẽ gây hại nếu bổ sung quá nhiều
Theo các chuyên gia sản khoa thì tất cả mẹ bầu đều cẩn phải bổ sung thuốc bổ vì trong thời kỳ mang thai, em bé đang lớn sẽ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Tuy nhiên có một số loại vitamin có thể gây hại cho mẹ và thai nhi nếu cả hai tiêu thụ quá nhiều như:
Vitamin A
Quá nhiều vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh ở hộp sọ, mặt, tay chân, mắt và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
Sắt
Quá nhiều chất sắt từ một loại thuốc bổ sung sắt riêng biệt có thể khiến lượng sắt trong máu tăng quá cao, gây ra các vấn đề về máu và đường tiêu hóa cho mẹ và con.
Những chất nào có trong thuốc bổ cho bà bầu là quan trọng nhất khi mang thai?
Tất cả các chất dinh dưỡng đều quan trọng, nhưng 6 chất dưới đây đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của em bé trong thai kỳ:
Axit folic
Axit folic là một loại vitamin B mà mọi tế bào trong cơ thể mẹ cần để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Uống axit folic trước và trong thời kỳ đầu mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não và cột sống được gọi là khuyết tật ống thần kinh thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung axit folic có thể giúp ngăn ngừa dị tật tim và dị tật bẩm sinh ở miệng của trẻ.
Vì vậy, trước khi mang thai, mẹ hãy bổ sung vitamin với 400 mcg axit folic mỗi ngày. Trong thời kỳ mang thai, hãy uống 600 mcg axit folic mỗi ngày.
Nếu mẹ có nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh cao thì hãy nói chuyện với bác sĩ của để có thể bổ sung 4.000 mcg axit folic một cách an toàn mỗi ngày để giúp ngăn ngừa căn bệnh này. Thai nhi sẽ có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh nếu:
- Mẹ đã từng mang thai và con bị khuyết tật ống thần kinh
- Mẹ hoặc người chồng bị khuyết tật ống thần kinh
- Người chồng từng có con bị khuyết tật ống thần kinh.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung các loại trái cây họ cam quýt, rau lá xanh và đậu đều là những nguồn cung cấp axit folic tuyệt vời.
Sắt
Cơ thể con người sử dụng sắt để tạo ra hemoglobin, một loại protein giúp mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Đặc biệt, đối với mẹ bầu thì hàm lượng sắt bổ sung cho cơ thể trong thời gian này cần gấp đôi để tạo ra nhiều máu hơn, giúp vận chuyển oxy đến em bé.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần 27 mg sắt mỗi ngày bằng các dạng thuốc bổ do bác sĩ kê đơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung sắt bằng các thực phẩm sau đây:
- Thịt nạc, thịt gia cầm và hải sản
- Ngũ cốc, bánh mì và mì ống
- Rau lá xanh
- Đậu, quả hạch và trái cây khô.
Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm chứa vitamin C để tăng lượng sắt mà cơ thể hấp thụ như nước cam, cà chua, dâu tây và bưởi mỗi ngày.
Thuốc bổ cho bà bầu quan trọng trong thai kỳ
Cần biết rằng nếu mẹ bầu không được cung cấp đủ chất sắt trong khi mang thai thì có thể gặp phải các vấn đề sau:
- Thiếu máu: Điều này có nghĩa là mẹ có quá ít chất sắt trong máu
- Mệt mỏi: Điều này khiến mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức
- Sinh non: Thiếu máu có thể khiến em bé được sinh ra quá sớm, trước 37 tuần của thai kỳ.
Canxi
Canxi là khoáng chất giúp xương, răng, tim, cơ và thần kinh của bé phát triển. Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần bổ sung 1.000 mg canxi mỗi ngày. Mẹ có thể nhận được lượng này bằng cách uống vitamin trước khi sinh và ăn thực phẩm có nhiều canxi. Các nguồn canxi tốt bao gồm:
- Sữa, pho mát và sữa chua
- Bông cải xanh và cải xoăn
- Nước cam.
Nếu mẹ không nhận bổ sung đủ canxi khi mang thai có thể khiến cơ thể luôn cảm thấy đau nhức, tê chân tay, bị chuột rút trong thời gian này.
Vitamin D là gì?
Vitamin D giúp cơ thể mẹ hấp thụ canxi, nó cũng giúp các dây thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ bầu hoạt động. Bên cạnh đó, vitamin D giúp xương và răng của bé phát triển.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần 600 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày. Mẹ có thể nhận được lượng này từ thực phẩm hoặc vitamin trước khi sinh. Các nguồn cung cấp vitamin D tốt bao gồm:
- Cá béo, như cá hồi, cá mòi, cá chẽm...
- Sữa và ngũ cốc có thêm vitamin D.
DHA
Axit docosahexaenoic (DHA) là một loại chất béo (được gọi là axit béo Omega-3) giúp tăng trưởng và phát triển. Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần bổ sung DHA để giúp não và mắt của thai nhi phát triển.
Thuốc bổ cho bà bầu giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh hơn
Không phải tất cả các loại thuốc bổ cho bà bầu trước khi sinh đều chứa DHA, vì vậy hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn loại thuốc bổ sung DHA cho bà bầu phù hợp nhất.
Các nguồn cung cấp DHA tốt bao gồm:
- Cá trích, cá hồi, cá hồi, cá cơm, cá bơn, cá da trơn
- Nước cam, sữa và trứng.
I-ốt
I-ốt là một khoáng chất mà cơ thể mẹ cần để tạo ra các hormone tuyến giáp, giúp cơ thể mẹ sử dụng và dự trữ năng lượng từ thức ăn. Mẹ cần i-ốt trong thai kỳ để giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển. Hệ thần kinh (não, tủy sống và dây thần kinh) giúp bé di chuyển, suy nghĩ và cảm nhận.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần 220 microgam i-ốt mỗi ngày. Không phải tất cả các thuốc bổ cho bà bầu trước khi sinh đều chứa i-ốt, vì vậy hãy đảm bảo rằng mẹ ăn thực phẩm có chứa i-ốt sau:
- Cá
- Sữa, pho mát và sữa chua
- Bánh mì và ngũ cốc
- Muối i-ốt.
Xem thêm bài viết liên quan tại đây:
Những lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp Blackmore cho bà bầu
5 lý do bà bầu nên bổ sung dầu cá hồi trong thai kỳ: Tốt con, lợi mẹ