Sáng ra xem những hình ảnh về nữ điều dưỡng ở Hải Phòng nỗ lực giành giật sự sống cho bé sơ sinh trên taxi mà chính bản thân mình cảm thấy như nghẹt thở mọi người ạ. Thật là đau tìm, xúc động và cảm xúc vỡ òa.

Thông tin này đã được báo chí chính thống đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Không thiết bị y tế, không có ê-kíp hỗ trợ, điều dưỡng Thảo đã bỏ lại việc riêng lên xe taxi cấp cứu, giành lại sự sống cho em bé sơ sinh bị sặc sữa, ngưng thở.

Cụ thể, khoảng 21h ngày 4/7, trên đường chở con đi về nhà tại thôn 6, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, một nữ điều dưỡng tên là Thảo đã vô tình nhìn thấy một người đàn ông bế trên tay em nhỏ sơ sinh đã ngừng thở, tím tái… ra xe taxi. Phía sau là một người phụ nữ vừa chạy theo vừa khóc thảm thiết.

Ngay lập tức, chị Thảo đã gửi lại con, chạy theo xe taxi và giới thiệu mình là nhân viên y tế. Sau đó, chị lên xe, đỡ cháu bé trên tay người đàn ông rồi nhanh chóng cấp cứu, ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, hút mũi miệng trực tiếp.

Sự việc được camera trên xe taxi ghi lại. Trong clip, điều dưỡng Thảo vừa thực hiện các thao tác cấp cứu vừa liên tục nói: “Cố lên, cố lên, cố lên… đ/á/n/h mạnh vào chân con đi cho con có phản xạ khóc đi xem nào”. Đồng thời, nữ điều dưỡng liên tục xin người mẹ ngừng khóc để bản thân bình tĩnh cố gắng cứu cháu. Thật tuyệt vời rằng sau quá trình nỗ lực cấp cứu, em bé sơ sinh đã có thể hô hấp trở lại.

hình ảnh

Nữ điều dưỡng cố gắng cứu cháu bé, bên cạnh là người mẹ không ngừng khóc

hình ảnh

hình ảnh

hình ảnh

hình ảnh

Chị Thảo đã ở trên xe cùng gia đình bệnh nhi, liên tục hỗ trợ cấp cứu trên đường di chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thủy Nguyên. Sau khi được sơ cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, bé được chuyển tới Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng tiếp tục điều trị.

Hiện tại, em bé đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định.

Chiều ngày 12/7, thông tin với báo chí, lãnh đạo Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo đang làm việc tại khoa Hô hấp đã cấp cứu kịp thời một bé sơ sinh bị sặc sữa, ngừng thở.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Trẻ em cho biết, điều dưỡng Thảo đã công tác tại bệnh viện từ lâu, từng làm ở khoa Sơ sinh nhiều năm, những việc cấp cứu ngừng hô hấp, tuần hoàn đã thành thạo, như một phản xạ. Việc làm của điều dưỡng Thảo là hành động nhân văn, thể hiện tinh thần rất trách nhiệm của người điều dưỡng, cũng như của cán bộ, bác sĩ ngành y.

Ngay sau khi những hình ảnh về sự việc này được chia sẻ, nhiều người đã để lại bình luận xúc động trước khoảnh khắc sinh t.ử. Nhiều người dùng cho rằng, gia đình em bé thật may mắn khi gặp được nữ điều dưỡng có tâm và có năng lực. Rất nhiều lời chúc sức khỏe bình an đã được gửi tới gia đình nữ điều dưỡng cũng như gia đình em bé trong sự việc.

Mời bà con đọc thêm thông tin: Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nguy hiểm thế nào

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sữa trào ngược vào đường thở khiến xuất hiện hiện tượng khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân của sặc sữa thường là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú không đúng tư thế, cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ xuống quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị sặc sữa

-Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau ăn) đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, tím tái hoặc lịm đi.


-Trẻ đột nhiên khóc thét lên


-Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.


-Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.


-Trường hợp nặng trẻ có thể ngừng thở.

Khi trẻ gặp những biểu hiện bị sặc sữa như ho, sặc sụa, tím tái... ngay lập tức cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần xử trí sặc sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách theo các bước sau đây:

-Cho trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải, dùng lòng bàn tay vỗ mạnh và nhanh năm cái vào lưng trẻ nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống sữa ra khỏi đường hô hấp.

-Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới của xương ức, dưới đường nối hai vú 1- 2 cm. Lặp lại 5 đến 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục, da hồng hào trở lại.

-Thông đường thở bằng cách dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh, càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sặc sữa ở trẻ sơ sinh sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp do sữa tràn vào phế quản.

- Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở: Sau kết hợp các biện pháp trên và khi đã hút sạch đường, mà trẻ vẫn ngừng thở thì phải kết hợp với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào và thấy lồng ngực hơi nhô lên. Hà hơi thổi ngạt khi trẻ có nhịp thở, sau đó phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.