Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc các bệnh hiểm nghèo về hệ tiêu hóa tương đối cao, nhất là ở thực quản và dạ dày. Hai bệnh này có mối liên hệ trực tiếp tới thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Trong đó phải nhắc tới thói quen rửa bát đũa.
Đây là hành động ai cũng nghĩ đơn giản. Thế nhưng nó lại có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại trực tiếp đến sức khỏe của chính chúng ta. Có những hành động chúng ta tưởng rằng sẽ làm sạch nhưng lại vô tình làm sản sinh ra các chất đ ộ c hại, gây bệnh rồi thậm chí tăng nguy cơ sản sinh tế bào K.
Thông tin này mình đọc được trên báo. Thực sự là nó rất thiết thực với mọi người luôn ý. Thế nên mình chia sẻ lại với các mẹ, ai có thì nên bỏ ngay đi nhé.
Thói quen rửa bát đũa cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: Eva
Có một hành vi khi rửa bát đũa có thể làm tăng nguy cơ sản sinh tế bào K
Theo lẽ thường, ở mỗi đôi đũa thường có lớp bảo vệ bên ngoài. Chúng có tác dụng tránh không cho đũa bị nấm mốc hay ngấm nước. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen cầm cả bó đũa và chà xát chúng với nhau. Họ nghĩ rằng cách này vừa nhanh lại có thể làm sạch đũa.
Tuy nhiên, chúng ta không biết rằng điều này khiến lớp bảo vệ bên ngoài của nó bị phá hủy và dần tạo ra những vết nứt nhỏ. Vết nứt này rất dễ trở thành môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật sinh sôi. Khi đó, các loại vi sinh vật có thể đi vào cơ thể khi chúng ta ăn uống và gây bệnh.
Mặt khác, các vết nứt còn có thể khiến thức ăn bị lưu trữ lại. Một khi thức ăn dính vào đây thì rất khó có thể rửa sạch. Khi ấy, chúng có thể bị tích lại và xuất hiện nấm mốc. Nấm mốc thường có chứa aflatoxin – một chất có thể gây ra các khối u ở gan đã được khoa học chứng minh.
Do đó, khi rửa đũa, tốt nhất các mẹ nên rửa từng đôi một, đừng vì nhanh một chút mà đẩy bản thân và gia đình vào ‘hố lửa’.
Chà xát đũa khi rửa có thể làm tăng nguy cơ bị K. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu
Ngoài ra, khi rửa bát đũa, bạn còn nên tránh một số việc sau để bảo vệ người thân
+ Lạm dụng nước rửa bát:
Ngày nay, sự xuất hiện của nước rửa bát giúp chúng ta loại bỏ được dầu ăn và các vết bẩn trên bát đũa. Chỉ có điều, nước rửa bát lại có thể gây hại sức khỏe nếu dùng quá nhiều. Thậm chí, nó có thể làm tăng nguy cơ bị K do có chứa nhiều hóa chất độ c hại.
Các chuyên gia đánh giá, lạm dụng nước rửa bát rất nguy hiểm. Bởi, hóa chất trong đó có thể còn sót lại và thôi nhiễm với đồ ăn. Khi chúng ta ăn, chúng sẽ đi vào cơ thể và gây hại.
+ Ngâm bát đũa quá lâu:
Thay vì ăn xong rửa luôn, nhiều người có thói quen cho bát đũa vào bồn, ngâm trong nước và cuối ngày hoặc hôm sau mới rửa. Thói quen này tưởng chừng giúp chúng ta tiết kiệm thời gian nhưng lại có thể làm tăng nguy cơ sản sinh vi khuẩn trong bồn rửa.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Việc ngâm bát đũa quá 4 tiếng khiến vi khuẩn phát triển gấp nhiều lần, thời gian càng lâu thì càng nhiều vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt, nếu được ngâm tỏng nước xà phòng thì bát đũa còn có nguy cơ bị ngấm hóa chất. Khi ấy, nguy cơ bị K tăng lên rất nhiều lần.
+ Đổ nước rửa bát trực tiếp vào bát đũa:
Hành động này không hề giúp tẩy sạch dầu mỡ. Thực tế, nó chỉ khiến nước rửa bát bám chặt vào bát đĩa hơn mà thôi. Nếu không rửa kĩ, phần chất tẩy rửa này sẽ sót lại ở bát đũa. Khi ăn vào, nó ảnh hưởng trực tiếp tới đường ruột, gây tiêu chảy, đau bụng… Về lâu dài, nó chính là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện khối u.
+ Bát đũa chưa khô đã cất:
Nhiều người thường có thói quen rửa bát đũa xong là cất luôn chứ không để nó khô. Vào những ngày nắng thì có thể không khí sẽ hấp hết hơi nước. Nhưng những ngày mưa, nồm ẩm thì khác. Bát đũa không được làm ráo trước khi cất đi sẽ dễ sản sinh nấm mốc, vi khuẩn. Trong nấm mốc thì thường chứa chất gây K là aflatoxin.
+ Dùng một bộ đồ ăn trong nhiều năm:
Đũa làm từ gỗ không nên dùng quá lâu mà cần thay thường xuyên 3 – 6 tháng/lần. Bởi, chúng rất dễ bị nấm mốc, mối mọt và bị trầy xước. Khi đó, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi, nảy nở và gây bệnh.
Những thông tin này mình đều tổng hợp được từ trên báo, thực sự rất thiết thực với đời sống hàng ngày. Mọi người nên thay đổi những thói quen này để bảo vệ sức khỏe nhé.