Những biểu hiện của thai nghén dễ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, lâu dài hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.
Thai nghén là hiện tượng cơ thể báo hiệu các dấu hiệu đặc trưng thay đổi khi mang thai. Đa phần mọi phụ nữ đều cảm thấy khó chịu do những biểu hiện của thai nghén, đặc biệt là trong những tháng đầu. Có rất nhiều các kiểu nghén khi mang thai. Thai nghén có thể là những cơn nôn mửa, nhưng đôi khi chúng đơn giản chỉ là cảm giác khó chịu, nôn nao hoặc đầy hơi ở vùng bụng,... có người còn mang thai 2 lần nghén khác nhau hoàn toàn.
Vậy có thai bao lâu thì nghén? Các triệu chứng thai nghén thường xuất hiện sớm nhất khoảng 1 tuần sau khi thụ thai thành công và sẽ có xu hướng dần mất đi khi mẹ bầu bước vào tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp mẹ vẫn xuất hiện các triệu chứng thai nghén kéo dài trong suốt thai kỳ. Thậm chí trong một số trường hợp chẳng may không có tim thai thì người mẹ vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng nghén. Đây là đáp án cho câu hỏi không có tim thai có bị nghén không.
Nguyên nhân gây ra những biểu hiện thai nghén
Dạ dày nhạy cảm hơn
Không phải bất cứ phụ nữ nào cũng gặp phải tình trạng này, nhưng có một số người sẽ xuất hiện các biểu hiện thai nghén do gặp phải tình trạng dạ dày nhạy cảm hơn khi mang thai. Trong giai đoạn mang bầu, vi khuẩn Helicobacter pylori xuất hiện trong dạ dày có thể làm tăng nguy cơ gây ra nhiều biểu hiện thai nghén hơn.
Dạ dày nhạy cảm hơn là nguyên nhân gây ra các biểu hiện thai nghén
Do dạ dày nhạy cảm trong giai đoạn này, mẹ có thể thường xuyên gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như trướng bụng, đầy hơi, khó chịu, buồn nôn,.... Từ đó cũng dễ dẫn đến hiện tượng chán ăn, một số người còn có cảm giác bị nghẹn ở cổ khi mang thai. Hãy cố gắng vượt qua và vẫn đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ vì việc bổ sung dưỡng chất của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của con trong bụng.
Nồng độ hCG tăng nhanh
Nồng độ hCG liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của các biểu hiện thai nghén. Khi mang thai, nồng độ hCG tăng nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn những tháng đầu nên việc xuất hiện các triệu chứng thay đổi do thai nghén là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Khứu giác nhạy cảm hơn
Khi mang thai, sự thay đổi của hormone sẽ làm cho cơ thể mẹ bắt đầu có những biểu hiện khác lạ. Một trong số đó chính là việc khứu giác bỗng trở nên nhạy cảm hơn.
Khứu giác nhạy cảm, mũi bỗng trở nên thính hơn, có thể nghe được những mùi hương chỉ thoáng qua hoặc có những mùi trước đây cảm thấy bình thường nhưng hiện tại lại vô cùng khó chịu. Đây là nguyên nhân làm cho chị em thường xuyên bị nôn nao khó chịu, buồn nôn, chán ăn mệt mỏi.
Dân gian còn quá quan điểm rằng dựa trên việc nghén mùi, có thể đoán biết giới tính thai nhi trong bụng mẹ. Nhiều người hay tự hỏi chẳng biết nghén mùi khi mang thai là trai hay gái và liệu cách dự đoán này có chính xác hay không. Theo khoa học, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được chuyện nghén mùi sẽ quyết định giới tính thai nhi nên các mẹ tốt nhất đừng nên quá tin vào quan điểm này nhé.
Những cách giúp mẹ giảm cảm giác khó chịu do thai nghén
Như đã nói ở trên thì khi mang thai, việc gặp phải những biểu hiện thai nghén khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi là điều khó tránh khỏi. Nhưng mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng một số cách để bản thân khỏe mạnh, thoải mái hơn trong suốt thai kỳ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Một trong những vấn đề nên quan tâm hàng đầu đó chính là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu. Khi cung cấp đủ vitamin và các khoáng chất, cơ thể mẹ sẽ khỏe mạnh, có nhiều năng lượng và giảm thiểu được cảm giác mệt mỏi. Trong khi đó, thai nhi cũng cần những dưỡng chất có lợi như đạm, sắt, canxi, omega-3, axit-folic,… để có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp mẹ khỏe khoắn hơn
Mẹ bầu cần đảm bảo mỗi bữa ăn được cân bằng đủ các dưỡng chất có lợi cho cơ thể, cơ bản phải đáp ứng đủ 4 nhóm chất cần thiết là đạm – béo – bột đường và vitamin. Tăng cường rau củ quả, trái cây,… giúp mẹ đẩy lùi được các dấu hiệu khó chịu liên quan đến đường tiêu hóa.
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn đa dạng thực phẩm và đủ đầy về dưỡng chất, mẹ bầu còn cần chú ý đến những thói quen ăn uống của mình trong thai kỳ. Trong những tháng đầu, mẹ sẽ rất dễ bị nôn ói, mệt mỏi, chán ăn,… nhưng tuyệt đối không nên bỏ bữa.
Chị em ít nhất cần duy trì khẩu phần ăn như bình thường, nên chia khẩu phần thành các bữa ăn nhỏ để có thể nạp dinh dưỡng một cách từ từ và dàn trải suốt trong ngày. Cách này cũng giúp mẹ hấp thu dưỡng chất tốt hơn là việc chỉ ăn 3 bữa lớn với khẩu phần quá nhiều mỗi lần ăn.
Vận động thường xuyên
Để có được cơ thể dẻo dai, mẹ cần vận động thường xuyên. Đương nhiên trong thai kỳ, chị em cần tránh tuyệt đối những việc nặng, các bài tập quá sức. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nói không với vận động.
Mẹ bầu vận động giúp giảm các giác khó chịu do thai nghén
Mẹ bầu để cải thiện được cảm giác khó chịu do thai nghén nên thường xuyên vận động với các bài tập nhẹ nhàng. Mẹ có thể thử yoga bầu, đi bộ, bơi lội,… nhưng nhớ tham khảo trước ý kiến bác sĩ trước khi tham gia bất cứ hoạt động nào nhé.
Có thể dùng một số loại thực phẩm hỗ trợ
Một số thực phẩm được xác định có khả năng giúp mẹ đẩy lùi được cảm giác khó chịu khi bị buồn nôn, ốm nghén, mệt mỏi. Ví dụ như nếu bị nghén nhiều, mẹ bầu có thể dùng một chút trà gừng, trà chanh, cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Đôi khi chỉ cần ngửi những mùi hương này cũng giúp mẹ thấy thư thái, không còn mệt mỏi, buồn nôn nữa.
Chọn tư thế ngủ thoải mái
Tư thế ngủ của bà bầu trong suốt thai kỳ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe mẹ và bé. Nếu mẹ nằm sai tư thế, cơ thể dễ bị đau nhức, máu huyết khó lưu thông cũng dễ gây ra các vấn đề như nhức đầu, mỏi mệt, phù chân, tê bì tay chân,…
Để luôn cảm thấy dễ chịu, mẹ hãy chọn cho mình một tư thế ngủ thoải mái
Hãy chọn cho mình một tư thế ngủ thoải mái, thông thường, các chuyên gia khuyên mẹ nầu nên nằm nghiêng về bên trái nhiều hơn. Ngoài ra, chị em có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các loại gối ôm, gối bầu chuyên dụng để có được một giấc ngủ ngon.
Tăng cường nghỉ ngơi, massage thư giãn
Nếu thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, các biểu hiện khó chịu do thai nghén sẽ càng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn, trong đó còn có cả nguy cơ nhiễm độc thai nghén. Đó là lý do mẹ bầu nên tăng cường nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức để cơ thể bị stress kéo dài.
Ngoài việc nghỉ ngơi đầy đủ, chị em có thể thường xuyên thực hiện các bài massage, ngâm chân nước ấm, ngồi thiền,… cũng giúp tinh thần thư thái, cơ thể thêm dẻo dai khỏe mạnh.
Bên cạnh những người khổ sổ vì các triệu chứng của thai nghén, lại có những chị em không hề có bất cứ hiện tượng nghén nào. Vậy mang thai không nghén có sao không? Đây thực sự là một điều vô cùng may mắn và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe thai kỳ, rất bình thường mẹ nhé.
Nuôi dưỡng con yêu trong suốt 9 tháng 10 ngày là điều hoàn toàn không đơn giản. Để bé yêu phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện, mẹ bầu nên chú ý đến việc chăm sóc bản thân đúng và đủ. Áp dụng những cách giúp cải thiện các triệu chứng thai nghén khó chịu sẽ giúp mẹ có được thai kỳ thoải mái và hạnh phúc hơn.
Xem thêm bài viết liên quan:
Những hiểu lầm về bầu bì, thai nghén, mẹ chớ cả tin
3 tháng đầu thai kỳ, 7 cách tự nhiên thoát khỏi cảm giác buồn nôn, qua kỳ thai nghén cách nhẹ nhàng
3 điều xảy đến với mẹ sau khi con ra đời: Chút cảm giác mất mát sau 9 tháng 10 ngày thai nghén