“Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?” là một câu hỏi quen thuộc trong chương trình Sinh Học THCS. Đây là một vấn đề đơn giản nhưng có nhiều em học sinh chưa nắm rõ được câu trả lời. Thậm chí, các em chưa hiểu rõ về cơ chế sinh học của cây rễ củ, dẫn đến việc trả lời trong bài kiểm tra và bài thi thiếu sự chính xác.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp câu trả lời chính xác và toàn diện nhất cho thắc mắc về việc thu hoạch cây rễ củ trước khi chúng ra hoa. Đồng thời, người học cũng được biết các lưu ý khi thu hoạch cây rễ củ để có được năng suất cao nhất.
Tại Sao Phải Thu Hoạch Các Cây Có Rễ Củ Trước Khi Chúng Ra Hoa?
Rễ củ còn được biết đến là loại rễ đã bị biến đổi. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rễ cây hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong đất, sau đó phình to ra, trở thành củ. Một số loại cây rễ củ như: sắn, khoai lang, khoai tây, củ cải, su hào, cà rốt,v.v..
Lượng dinh dưỡng có trong củ không đào thải ra bên ngoài môi trường mà cung cấp một phần để cây sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt, khi cây bắt đầu đơm hoa, nguồn dinh dưỡng có trong củ sẽ trực tiếp chuyển hóa để phục vụ quá trình thụ phấn của hoa.
Khi đó, củ sẽ dần mất đi chất dinh dưỡng tích trữ và ngày càng teo nhỏ lại. Đây cũng là lúc cây rễ củ kém chất lượng nhất. Chính vì vậy, người nông dân cần phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi chúng ra hoa để thu được năng suất lớn nhất.
Những Lưu Ý Khi Thu Hoạch Cây Rễ Củ
Gieo trồng cây rễ củ là một trong những cách đem lại lợi nhuận kinh tế lớn cho người nông dân. Bởi phần lớn cây rễ củ đều có vòng đời ngắn, tốn ít công sức chăm sóc. Tuy nhiên, khi tiến hành thu hoạch, người nông dân cần phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo năng suất lớn nhất!
1 - Chọn giống
- Chọn cây khỏe mạnh, cân đối, không dị hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh.
- Cần cân nhắc chọn giống có năng suất thích hợp với đất trồng (nếu trồng cây năng suất lớn trên đất khô cằn thì cũng không thu được lợi ích nhiều).
2 - Chuẩn bị đất
- Chọn đất canh tác cách xa khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện,v… và những nơi gần nguồn nước ô nhiễm, nước thải chưa được xử lý.
- Chọn đất thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp hoặc nhiều mùn.
- Khi cày bừa đất, cần phải nhặt các tàn dư của cỏ dại, túi ni lông,v.v.. ngăn cản quá trình sinh trưởng của củ.
3 - Trồng và chăm sóc
- Bón lót phân vào luống trước khi gieo hạt 1 - 2 ngày.
- Sử dụng nguồn nước sạch để tưới tiêu.
- Cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh hiện tượng ngập úng khiến củ bị hỏng, thối.
- Tưới 2 ngày/lần
4 - Phân bón
Đối với mỗi loại củ cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do đó, bạn cần phải nghiên cứu kỹ về các loại phân bón trước khi tiến hành sử dụng cho ruộng nhà mình.
Ví dụ:
- Phân chuồng: 15m3
- Phân hóa học (lượng nguyên chất): 30kg N - 10kg P2O5 - 35kg K2O
Lượng phân bón cho cà rốt như sau: (1ha/vụ)
- Phân chuồng hoai: 40m3; Vôi: 800-1.000 kg; hữu cơ vi sinh: 1.000 kg.
- Phân hóa học (lượng nguyên chất): 150kg N, 150 kg P2O5, 240 K2O.
5 - Phòng trừ sâu hại
Mỗi loại củ phải “đối mặt” với các nhóm sâu bệnh khác nhau. Mỗi loại sâu phải sử dụng thuốc phòng trừ phù hợp. Do đó, người nông dân cần phải lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi tiến hành phun cho cây. Nếu sử dụng sai, củ có thể bị chết, dẫn đến mất năng suất đáng kể.
Tổng Kết
Trên đây là một số lưu ý khi nuôi trồng cây rễ củ cũng như giải thích lý do “tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?”. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của cây rễ củ. Đồng thời, người nông dân cũng có thêm kiến thức về việc chăm sóc cây trồng hiệu quả, đạt năng suất cao nhất!