Não bộ của thai nhi đã bắt đầu phát triển ngay từ những tuần đầu tiên trong bụng mẹ.

Nếu vừa phát hiện ra mình đang mang thai, mẹ bầu có thể sẽ dành những tháng tiếp theo để tự hỏi xem thai nhi đang lớn lên và phát triển như thế nào khi ở trong bụng mẹ. Những câu hỏi như: "Mắt con sẽ có màu gì?" hoặc "Khi nào con có thể nghe thấy âm thanh bên ngoài?" có thể bắt đầu xuất hiện trong tâm trí người mẹ. Và thậm chí, mẹ bầu cũng có thể thắc mắc về sự phát triển trí não của bé.

May mắn thay, sự phát triển não bộ của thai nhi thường tuân theo một lịch trình khá dễ đoán trước. Trên thực tế, hệ thần kinh của thai nhi, hay não và tủy sống của bé, là một trong những hệ thống đầu tiên phát triển. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về sự phát triển của não bộ thai nhi, từ đó sẽ có những chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp trong thai kỳ để bộ não thai nhi phát triển tốt nhất có thể.

Cấu tạo bộ não của thai nhi

Trước khi mẹ có thể hiểu đầy đủ về sự phát triển não bộ của thai nhi, điều quan trọng là phải hiểu các phần khác nhau trong não của bé. Nhìn chung, có năm vùng khác nhau của não mà các nhà khoa học thường nhắc đến, chúng bao gồm đại não, tiểu não, thân não, tuyến yên và vùng dưới đồi.

Đại não là phần lớn nhất của não. Nó chịu trách nhiệm về những suy nghĩ, cảm xúc và ký ức. Vỏ não, bao gồm thùy trán và thùy thái dương là một phần của khu vực này. Trong khi đó, tiểu não là phần não phụ trách điều khiển vận động, còn thân não là phần điều khiển các chức năng quan trọng nhất của bé bao gồm nhịp tim, nhịp thở và huyết áp.

nao-bo-thai-nhi

Sự phát triển não bộ của thai nhi được nhiều mẹ bầu quan tâm

Tuyến yên là tuyến có kích thước bằng hạt đậu tiết ra hormone vào cơ thể của bé. Các hormone này chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và trao đổi chất. Và vùng dưới đồi là phần não của bé chịu trách nhiệm về nhiệt độ cơ thể, đói, khát, ngủ và cảm xúc. Mặc dù những phần não này đang phát triển với tốc độ nhanh chóng khi còn trong bụng mẹ, nhưng vẫn còn rất nhiều sự phát triển sẽ diễn ra bên ngoài cơ thể người mẹ.

Não bộ của thai nhi phát triển như thế nào?

Một khi mẹ phát hiện ra mình mang thai, não của em bé đã hoạt động. Trên thực tế, chỉ bốn tuần sau khi thụ thai, đĩa thần kinh hình thành, là nền tảng của não và tủy sống của bé. Khi dài ra, nó sẽ tự gấp lại cho đến khi nếp gấp đó chuyển thành rãnh. Cuối cùng, rãnh đó sẽ biến thành ống thần kinh. Ống thần kinh này nằm dọc theo lưng của bé, rất quan trọng đối với sự phát triển não và tủy sống của bé, cả hai đều phát triển từ ống thần kinh, cụ thể:

Tam cá nguyệt thứ nhất

Khoảng bảy tuần sau khi mang thai, não và khuôn mặt của em bé đang phát triển. Ngoài ra, một khi ống thần kinh đóng lại, nó sẽ cong và phình ra thành ba phần thường được gọi là não trước, não giữa và não sau. Chẳng bao lâu, những vùng não này sẽ trở thành 5 vùng khác nhau của não bao gồm đại não, tiểu não, thân não, tuyến yên và vùng dưới đồi. Những chỗ lõm cuối cùng sẽ trở thành lỗ mũi của bé cũng có thể nhìn thấy được và sự bắt đầu của võng mạc cũng đang hình thành.

Mặc dù em bé của mẹ đang phát triển các phần cụ thể của não, nhưng phải đến khoảng tuần thứ sáu thì hoạt động điện não mới bắt đầu xảy ra. Hoạt động này đại diện cho các khớp thần kinh đầu tiên của bé, có nghĩa là các tế bào thần kinh của bé có thể giao tiếp.

Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn rất sơ khai và bao gồm việc bắn ra các tế bào thần kinh một cách vô tổ chức. Vào tuần thứ 10 của thai kỳ, đầu của bé đã trở nên tròn trịa hơn; và ở tuần thứ mười một, đầu của em bé vẫn chiếm khoảng một nửa chiều dài của cơ thể, tuy nhiên, ngay sau đó, mọi thứ sẽ được cân bằng lại.

Tam cá nguyệt thứ hai

Trong tam cá nguyệt thứ hai, não của bé chỉ đạo cơ hoành và cơ ngực co lại, giống như tập thở. Đây cũng là khoảng thời gian bé học được những xung động mút và nuốt đầu tiên. Trên thực tế, khi được 21 tuần, phản xạ nuốt tự nhiên của bé cho phép nuốt một ít nước ối mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là em bé cũng đang nếm mỗi khi nuốt xảy ra.

nao-bo-thai-nhi-phat-trien-theo-tung-ngay

Ở tuần 21, thai nhi sẽ lần đầu tiên biết nuốt nước ối

Vào cuối tam cá nguyệt thứ hai, thân não của bé, nơi kiểm soát nhịp tim, nhịp thở và huyết áp, gần như đã phát triển hoàn chỉnh và nằm ngay trên tủy sống và dưới vỏ não. Hơn nữa, hệ thần kinh của thai nhi đã phát triển đủ để em bé biết giật mình khi nghe những tiếng động lớn bên ngoài bụng mẹ. Em bé thậm chí có thể quay về phía giọng nói của mẹ hoặc giọng nói của người đối diện vào thời điểm này. Và, vào tuần thứ 28, hoạt động sóng não của thai nhi có các chu kỳ giấc ngủ bao gồm cả giấc ngủ REM, nơi thường xảy ra giấc mơ.

Tam cá nguyệt thứ ba

Trong tam cá nguyệt thứ ba, não của bé gần như tăng gấp ba lần trọng lượng; và cũng có sự phát triển nhanh chóng của các tế bào thần kinh và hệ thống dây điện. Hơn nữa, bề mặt nhẵn trước đây của não bé ngày càng có rãnh và bắt đầu giống với hình ảnh của não mà mẹ đã từng thấy. Trong khi đó, tiểu não đang phát triển rất nhanh. Trên thực tế, nó đang phát triển nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trong não của bé. Vào thời điểm em bé của bạn được sinh ra, bộ não phần lớn giống với bộ não của người lớn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi

Có nhiều yếu tố có thể tác động đến sự phát triển não bộ của thai nhi, nhưng hầu hết phụ nữ khỏe mạnh không cần phải thay đổi hoàn toàn thói quen cuộc sống để thúc đẩy sự phát triển não bộ khỏe mạnh của thai nhi. Trên thực tế, yếu tố quan trọng nhất giúp não bộ phát triển tối ưu là sống một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Phụ nữ mang thai cũng cần loại bỏ rượu và thuốc lá vì những chất này có thể làm suy giảm sự hình thành và kết nối các tế bào não. Một vài yếu tố cụ thể dưới đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ của thai nhi:

Bị các bệnh lây nhiễm

Nhìn chung, nhiễm trùng có nguy cơ lớn nhất đối với thai nhi đang lớn và phát triển. Nhưng hầu hết các bà mẹ đều miễn nhiễm với những bệnh nguy hiểm nhất, bao gồm bệnh thủy đậu và bệnh sởi. Tuy nhiên, một số bệnh như toxoplasma hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và cytomegalovirus cũng là những vấn đề đáng quan tâm và mẹ nên trao đổi với bác sĩ của mình.

Căng thẳng

Vậy còn những yếu tố khác trong cuộc sống của mẹ như căng thẳng thì sao? Chúng cũng tác động đến sự phát triển não bộ của thai nhi? Một số nhà nghiên cứu tin rằng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của não. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy rằng sự căng thẳng của người mẹ khi mang thai sẽ làm thay đổi kết nối thần kinh trong não của đứa con chưa chào đời.

nao-bo-thai-nhi-phat-trien-phu-thuoc-vao-nhieu-yeu-to

Người mẹ căng thẳng khiến não bộ thai nhi bị ảnh hưởng

Khi sử dụng fMRI ở trạng thái nghỉ ngơi của thai nhi, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra trẻ sơ sinh từ tuần thứ 30 đến 37 của thai kỳ với các bà mẹ từ một môi trường đô thị có thu nhập thấp, căng thẳng cao thì phát hiện trẻ sinh ra bị giảm hiệu quả trong cách tổ chức hệ thống chức năng thần kinh của mình.

Làm thế để có thể hỗ trợ não của thai nhi?

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Khi mẹ ăn thức ăn lành mạnh, uống nhiều nước và bổ sung vitamin khi mang thai có nghĩa là mẹ đang cung cấp cho não bộ đang phát triển của thai nhi nguồn dinh dưỡng cần thiết để phát triển tối ưu.

Hạn chế tiếp xúc với hóa chất

Hóa chất có hại cho tất cả mọi  người, kể cả mẹ bầu và thai nhi. Nhìn chung, mẹ nên tránh tiếp xúc lâu với các hóa chất tẩy rửa, làm sạch…

Quản lý cảm xúc

Có vô số nghiên cứu kết nối mức độ căng thẳng cao trong thai kỳ với sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, mẹ hãy làm mọi cách để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống.

Nói chuyện với thai nhi

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi mẹ nói chuyện với em bé trong bụng mẹ sẽ tăng cường kỹ năng ngôn ngữ và trí nhớ cho thai nhi. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng mẹ đang nói chuyện với bé một cách thường xuyên.

Nghe nhạc

Nhìn chung, nghe nhạc là tốt cho cả hai mẹ con.

nghe-nhac-se-giup-thai-nhi-thong-minh-hon

Cho thai nhi nghe nhạc để phát triển trí não

Âm nhạc không chỉ giúp thư giãn  mà còn có thể giúp thai nhi phát triển trí não của mình.

Bỏ rượu và hút thuốc

Không bao giờ hút thuốc hoặc uống rượu khi mẹ đang mang thai. Ví dụ, sử dụng rượu có thể dẫn đến hội chứng nghiện rượu ở thai nhi. Nó cũng có thể cản trở sự phát triển của các tế bào não nhận thức. Trên thực tế, uống rượu khi mang thai thường dẫn đến chỉ số thông minh thấp hơn, kỹ năng nhận thức kém, thiếu tập trung, hành vi bốc đồng và thậm chí là phối hợp kém. Không chỉ vậy, nicotine trong rượu còn làm giảm lưu lượng máu và dinh dưỡng đến thai nhi, từ đó tác động đến các tế bào não nhận thức.

Xem thêm bài nguồn tại đây:

https://endoworldhospital.com/smart-baby-tips-babys-brain-development-pregnancy/

Xem thêm bài liên quan tại đây:

Top 7 thực phẩm giàu Omega-3, mẹ bầu càng ăn con càng thông minh

Thực phẩm giàu Omega 3 cho bà bầu để mẹ khỏe, con thông minh

Con thông minh từ trong trứng nhờ 3 việc hoàn toàn khoa học mẹ chăm chỉ làm suốt 40 tuần