Bạn đang tìm kiếm đáp án cho câu hỏi “So sánh bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài” thuộc chương trình Tin học 6? Bạn đã đọc các kiến thức trong sách giáo khoa nhưng không biết cách tóm tắt, tổng hợp kiến thức? Bạn muốn tìm hiểu những nét khác biệt giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài? Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn những đánh giá chi tiết nhất, giúp bạn so sánh, phân biệt được bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài của máy tính.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Dựa vào những khái niệm và chức năng của bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài, các bạn cũng phần nào có thể nhận biết được sự khác nhau giữa 2 loại linh kiện này. Tuy nhiên, để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát nhất thì đây là những so sánh cụ thể giữa 2 loại bộ nhớ này:
Kết nối: Bộ nhớ trong là linh kiện được lắp sẵn bên trong máy tính gồm các module RAM và RAM còn bộ nhớ ngoài là những thiết bị được kết nối bên ngoài máy tính và dễ dàng tháo rời.
Dung lượng: Dung lượng của bộ nhớ ngoài có thể dễ dàng thay đổi, phụ thuộc vào các thiết bị lưu trữ tuy nhiên dung lượng của bộ nhớ trong là hữu hạn.
Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ trong là dữ liệu được lưu trữ tạm thời để máy tính truy cập nhanh hơn. Dữ liệu lưu trong bộ nhớ ngoài là dữ liệu được lưu trữ vĩnh viễn, chỉ mất khi bạn xóa chứ không bị mất khi tắt máy.
Một Số Thông Tin Về Bộ Nhớ Trong
Bộ nhớ trong là bộ nhớ chính của máy tính, là thành phần vật lý quan trọng không thể tách rời khỏi máy tính. Chức năng chính của nó là lưu trữ các dữ liệu đang được xử lý, vận hàng các ứng dụng, các chương trình đang hoạt động trong máy. Hệ thống máy tính có thể truy cập đến bộ nhớ trong mà không cần sử dụng đến các thiết bị input hay output. Khi nhắc đến bộ nhớ trong, chúng ta thường nhắc đến các vấn đề sau:
RAM (Random Access Memory): RAM hay còn được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, có chức năng lưu trữ các thông tin tạm thời của các hoạt động đang mở trên máy tính với mục đích giúp máy tính truy cập nhanh hơn. Và vì chỉ là bộ nhớ tạm thời nên mọi dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa sạch khi máy tính bị tắt.
ROM (Read Only Memory): ROM là nơi chứa các thông tin quan trọng như BIOS, bo mạch chủ máy tính. ROM chỉ có chức năng đọc, có nghĩa là các dữ liệu được các nhà sản xuất ghi sẵn. Trong trường hợp có bất kỳ cá bit đơn lẻ nào được nhận sai thì toàn bộ ROM sẽ trở nên vô dụng.
Bộ nhớ Cache: Bộ nhớ cache có tác dụng gần giống nhớ RAM và nằm sẵn trong máy tính. Nó có chức năng lưu trữ thông tin tạm thời được sử dụng thường xuyên để CPU truy cập với tốc độ nhanh hơn trong tương lai.
Một Số Thông Tin Về Bộ Nhớ Ngoài
Bộ nhớ ngoài còn được gọi là bộ nhớ phụ, là thiết bị lưu trữ dữ liệu thông tin bên ngoài, thông tin được lưu trữ vĩnh viễn và không bị mất khi máy bị tắt. Bộ nhớ ngoài lưu trữ thông tin qua 2 dạng công nghệ lưu trữ là công nghệ từ và công nghệ quang.
Các thiết bị sử dụng công nghệ từ là các dạng ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, ổ đĩa nén, ổ đĩa di động, thẻ nhớ, USB, băng từ,... Đối với công nghệ quang, người ta lưu dữ liệu trong đĩa CD, DVD, HDVD hay Blu Ray,... Bộ nhớ ngoài là những bộ phận có thể tháo rời và mang theo được.
Tổng Kết
Dù có cùng có chức năng lưu trữ dữ liệu tuy nhiên bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài đều có những tính chất vật lý và cách hoạt động khác nhau. Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã có thể giúp bạn hiểu thêm về sự khác nhau giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Đừng quên theo dõi chúng tôi trong các bài viết tiếp theo để được chia sẻ những kiến thức thú vị!