Có một nghiên cứu về thái độ của các ông bố đối với con cái. Người ta đặt máy ghi âm trong bệnh viện sản. Kết quả cho thấy các ông bố nói chuyện với con gái nhiều hơn con trai gấp 5 lần.
Nói chung, những người chồng đi cùng vợ vào bệnh viện sản đều chú ý đến những vấn đề xung quanh vợ. Nhưng một số thì không.
Một sản phụ đã chia sẻ kinh nghiệm sinh con trong bệnh viện. Tuy nhiên đó không phải là cảm giác hồi hộp mong chờ, hay sự vỡ òa khi lần đầu nhìn thấy con. Thái độ của chồng khiến cô dở khóc dở cười, khi anh theo vợ đi sinh mà cứ sang chỗ … vợ người khác.
Ảnh QQ
Chuyện là sản phụ chưa đến ngày dự sinh nhưng có nguy cơ trong thai kỳ nên phải nhập viện sớm để theo dõi. Cô ở khoa sản, cùng phải với một mẹ khác vừa sinh con gái. Điều đặc biệt là chồng sản phụ rất thích sang giường kế bên để … ngắm bé gái.
“Tôi đói bụng nên bảo chồng xuống căng tin mua vài thứ. Thế mà anh đi ra gần cửa, nghe tiếng em bé của nhà kế bên ọ ẹ thì đứng lại.
Rồi cứ thế mà cứ đứng nhìn con người ta say đắm. Tôi phải hét lên bảo rằng mình đang đói, nói với anh rằng đó là con gái của người khác. Anh mới miễn cưỡng bước đi, còn ngoái lại nhìn nữa chứ”
Khi biết sản phụ vừa mới vào phòng sinh bé gái, anh chồng đon đả chạy ra phụ (Ảnh QQ)
Chỉ cần rảnh là chồng sẽ sang giường bên trông em bé. Thỉnh thoảng lại tiến đến giúp đỡ mẹ bé gái những việc vặt vãnh, nếu anh chồng nhà bên kia có việc phải đi ra ngoài. Cô vợ cho biết nếu không biết mối quan hệ giữa hai người, ai cũng sẽ cho rằng chồng cô là chồng của sản phụ kia, bố của bé gái giường bên. Thậm chí nếu cô đăng tấm ảnh này lên một diễn đàn nào đó, người ta sẽ nghĩ rằng đây là chồng nhà người ta chăm vợ chăm con.
Ảnh QQ
Nhìn ánh mắt của chồng chăm chú vào bé gái, sản phụ cảm thấy nếu không sinh được con gái thì có lẽ sẽ không yên được với chồng. Lần mang thai này, khi bác sĩ bảo là một bé trai, chồng cô đã nhanh nhảu bảo “Thế thì sang năm đẻ tiếp vợ nhỉ”
Cư dân mạng cho rằng thanh niên sắp lên chức bố này có lẽ rất thích có con gái, và nếu có con gái thì chắc chắc sẽ rất cưng chiều con. Có thể tưởng tượng anh sẽ hạnh phúc như thế nào khi được ôm con gái mình.
Ảnh QQ
Người ngoài nhìn vào có thể cho rằng ông chồng kia đang cường điệu hóa, nhưng những ai đã từng trải qua sẽ biết thực hư chuyện này như thế nào. Những người làm cha lần đầu thực sự rất tò mò, đứa con của anh vẫn còn trong bụng vợ. Anh ta nóng lòng muốn biết đứa trẻ sơ sinh trông như thế nào. Tình cờ là đứa trẻ giường bên cạnh đã chào đời và anh có thể nhìn đứa bé để tưởng tượng ra con mình ra sao sau khi sinh. Mặt khác, anh lại rất thích có con gái nên không thể rời mắt khỏi một tạo vật đáng yêu đến ngần ấy.
Nhìn cứ như vợ chồng (Ảnh QQ)
Người vợ ngồi dưỡng thai, thấy chồng bận bịu ở giường bên cạnh, tuy than phiền về anh nhưng không hề tức giận. Nếu chồng có thể yêu quý một đứa trẻ lạ như vậy, chắc chắn anh sẽ rất yêu thương con mình.
Tại sao ngày càng có nhiều ông bố thích con gái? Đã có thời, các bé gái không được chào đón ngay từ khi mới sinh ra. Có 3 lý do các ông bố ngày càng mong có con gái:
1. Đàn ông thích được ngưỡng mộ
Con gái bộc lộ cảm xúc tốt hơn con trai, các ông bố thường siêu nựng nịu cưng chiều, con gái sẽ tỏ ra ngưỡng mộ bố.
Đàn ông vốn thích được đối xử ngọt ngào, ai mà không mê một cô gái vừa dễ thương vừa biết dỗ dành?
2. Kết quả xác định về mặt di truyền
Đàn ông thích con gái hơn, điều này thực sự do gen của họ quyết định.
Con trai mang vật chất di truyền từ cha ít hơn con gái 4%, vì vậy con gái có xu hướng giống bố hơn con trai, làm tăng cảm giác gần gũi.
3. Không còn nỗi ám ảnh “truyền nhân nối dõi tông đường”.
Với tư duy thay đổi liên tục, nỗi ám ảnh về kỳ vọng thừa kế năm xưa không còn sâu đậm. Cả con trai và con gái đều là con cưng của bố, và bố còn yêu con gái hơn trước.
Chồng say mê nhìn con người ta (Ảnh QQ)
Thêm nữa, ngày nay áp lực nuôi con rất lớn, ít nhất hiện nay nuôi con gái không cần tính đến chuyện tương lai gả vào nhà hào môn, cúc cung phục vụ nhà chồng.
Tình yêu thương mà cha mẹ dành con con cái sẽ được đền đáp xứng đáng. Giới tính của một đứa trẻ không quyết định mức độ xuất sắc của chúng, điều quan trọng nhất là sự hướng dẫn và giáo dục của cha mẹ.