Các mẹ ngày nay có nhiều lựa chọn khi chủ động kế hoạch hóa gia đình hơn, nhưng biến chứng vẫn có thể xảy ra, dù là tần suất rất thấp.
Hôm trước em đọc bài chia sẻ của các mẹ về “tai nạn” khi dùng các biện pháp tránh thai thì hầu hết đều là… cấn bầu tiếp. Nhìn chung các phương pháp kế hoạch ở nữ giới vẫn có xác suất nhỏ không thành công, khác với phương pháp triệt sản nam. Mà nói thật em thấy từ đó đến giờ toàn chị em khóc cười vì biến chứng chứ hiếm có ông chồng nào la làng lên là đi triệt rồi mà sao vẫn có con, hay cảm thấy “yếu” hơn… Đơn giản vì có bao nhiêu người đàn ông biết nghĩ cho vợ mà chọn lựa mình là người chủ động phòng ngừa. Chưa có nghiên cứu nào chứ em nghĩ xác suất các ông đi triệt còn ít hơn xác suất phòng ngừa không thành công của các bà ấy chứ.
Ảnh Bittygreen
Nói nào đâu cho xa, hôm rồi em đọc trên mạng có một chị ở Nghệ An dùng que cấy 3 năm mà chẳng hiểu sao đến lúc đi tháo thì lạc trôi đâu mất. Chị N.T. T. (31 tuổi) đến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An để kiểm tra thì bất ngờ phát hiện que tránh thai đi lạc vào sâu trong cơ bắp tay, cách khuỷu tay 10cm, cần phẫu thuật ngay. Chị từng sinh thường 2 lần, quyết định đi đặt que tránh thai. Sau 3 năm, đến thời hạn đi tháo que thì phát hiện không còn ở chỗ cũ nữa.
Trang thông tin của Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, sau khi thăm khám, kiểm tra, các bác sĩ nhận định đây là trường hợp que tránh thai đi lạc sâu vào tổ chức cơ phức tạp. Khoa Kế hoạch hóa gia đình của bệnh viện đã tiến hành hội chẩn để lên phương án phẫu thuật, đưa que tránh thai ra ngoài. Các bác sĩ cho biết may mắn là chưa chạm vào bó mạch má.u, thần kinh cánh tay. Nhưng em đọc thì không thấy nói chị T. sẽ dùng biện pháp ngừa thai gì trong thời gian sau này.
Ảnh VNE
Trước, đó, em đọc trên Thanh Niên Online thì một phụ nữ 26 tuổi ở TP.HCM cũng bất ngờ phẫu thuật vì que tránh thai đã đi sâu vào trong cơ bắp tay. Chị N. sinh con đầu lòng vào tháng 12.2021. Đến tháng 6/2022 chị cấy que tránh thai, nhưng sau 2 tháng bị nổi mụn, rong kinh. Đi thăm khám thì bác sĩ không thấy que cấy dưới lớp da cánh tay, ở vùng đặt que cấy xuất hiện vết thương nhỏ. Kết quả siêu âm phát hiện que tránh thai đã đi lạc vào sâu trong cơ bắp tay, cách khuỷu tay 11 cm. Sau 10 phút can thiệp, các bác sĩ đã rút được dị vật ra khỏi bắp tay. Que cấy đã lạc trôi khá sâu so với vị trí ban đầu.
Ảnh TNO
Cả hai trường hợp trên đều phải trải qua phẫu thuật để lấy que tránh thai lạc trôi, điều mà các chị không hề nghĩ tới khi đi cấy. Que tránh thai là thanh nhựa nhỏ chứa nội tiết tố Levonorgestrel hay etonogestrel. Chúng được cấy dưới da cánh tay không thuận của phụ nữ, giúp chị em tránh thai từ 3-5 năm. Sau khi cấy, có thể sờ, cảm nhận như một que tăm dưới cánh tay.
Que tránh thai tiết ra một liều lượng thấp, ổn định của một hormone progestational để làm đặc chất nhầy cổ t.ử cung và làm mỏng lớp niêm mạc, ức chế sự rụng trứng.
Tuy nhiên, que cấy tránh thai không thích hợp cho tất cả mọi người. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể không khuyến khích sử dụng que cấy tránh thai nếu người phụ nữ có những đặc điểm sau:
- Có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của mô cấy
- Đã từng bị đông m.áu nghiêm trọng, đau tim hoặc đột quỵ
- Có khối u gan hoặc bệnh gan
- Đã biết hoặc nghi ngờ ung thư “đào đôi” hoặc tiền sử ung thư trước đó
- Ra h.uyết bất thường.
Que cấy tránh thai không chống chỉ định sử dụng cho những phụ nữ thừa cân. Tuy nhiên, có thể thiết bị này có thể không hiệu quả ở những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30.
Các tác dụng phụ liên quan đến việc cấy que tránh thai bao gồm:
- Đau bụng hoặc đau lưng
- Tăng nguy cơ u nang buồng trứng
- Thay đổi chu kỳ, bao gồm cả trường hợp không có kinh (vô kinh)
- Giảm ham muốn
- Chóng mặt
- Nhức đầu
- Kháng insulin nhẹ
- Thay đổi tâm trạng và trầm cảm
- Buồn nôn hoặc đau bụng
- Tương tác tiềm năng với các loại thuốc khác
- Đau “núi đồi”
- Viêm hoặc khô phần phụ phía dưới
- Tăng cân
Chưa hết, quá trình cấy que cũng phải chuẩn kỹ càng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ và sau đó sử dụng dụng cụ bôi để đưa thiết bị vào ngay bên dưới da. Việc cắm thiết bị quá sâu khiến việc tháo ra khó khăn.
Thông thường các mẹ sẽ bị bầm tím, đau, sẹo hoặc chảy m.áu ở một mức độ nào đó nơi cấy que. Nếu mọi thứ đều suôn sẻ thì chờ đến 3 năm sau lấy que ra. Trường hợp không suôn sẻ khi có bất cứ điều gì dưới đây xuất hiện:
- Phát hiện khối u ở “núi đồi”
- Ra huyết phía dưới kéo dài
- Các dấu hiệu hoặc triệu chứng của cục má.u đông ở chân, chẳng hạn như đau dai dẳng và sưng ở bắp chân
- Các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh vàng da
- Các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng tại vị trí cấy que, chẳng hạn như đau, đỏ, sưng hoặc tiết dịch
- Các dấu hiệu hoặc triệu chứng mang thai
- Loại bỏ
- Đau nửa đầu
- Bệnh tim hoặc đột quỵ
- Huyết áp cao không kiểm soát được
- Trầm cảm đáng kể
Để tháo thiết bị, bác sĩ sẽ tiêm gây tê cục bộ vào cánh tay, bên dưới mô cấy. Họ sẽ làm xuất hiện một đường nhỏ trên da và sẽ đẩy que cấy về phía đường hở đó, cho đến khi nhìn thấy đầu nhọn và có thể cầm được bằng kẹp. Nếu chọn dùng que cấy tiếp thì cái mới sẽ được cấy vào.
Ảnh VNE-TNO
Mới chỉ là cấy que thôi mà cũng nhiều quy trình ha các mẹ, mấy thủ thuật như triệt sản, đặt vòng hôm nào rảnh lại hầu chuyện các mẹ. Cái nào cũng có mặt tiện lợi và đương nhiên cũng kèm theo phản ứng phụ. Phải chi mấy ông chồng “giành” thì tốt biết bao.