Trên đời này, sẽ có rất nhiều lý do khiến chúng ta phải khóc, nhưng có lẽ nỗi đau lớn nhất không ai mong muốn nhưng vẫn sẽ phải trải qua chính là mất đi người thân của mình.
Hôm qua theo dõi vụ xe Audi tông 3 người đi xe máy không qua khỏi ở Bắc Giang, vừa sợ vừa xót xa quá các mẹ ạ. Vô tình xem được video mà em rùng hết cả mình, vụ việc quá thương tâm nên hiện tại vẫn có nhiều người theo dõi. Tài xế lái xe Audi lái như bay bất chấp trên đường nên đã lao vào xe máy đang lưu thông, kết quả 3 người ngồi trên xe máy không qua khỏi.
Mới nãy xem tin thì được biết sau khi điều tra, cơ quan chức năng phát hiện tài xế xe Audi vi phạm nồng độ cồn rất nặng. Sau khi va chạm kinh hoàng với xe máy, chiếc siêu xe này lao lên vỉa hè, đ âm trúng một cây xanh gần đó và bị hư hỏng rất nặng, riêng tài xế thì chỉ xây xát nhẹ. Tuy nhiên, 3 người ngồi trên xe máy bị đ âm trúng thì lại không may mắn như thế, đau lòng hơn, họ chính là một gia đình và nạn nhân nhỏ nhất là cô con gái chỉ mới 13 tuổi, ra đi bất ngờ chỉ sau 1 đêm.
Em đọc thông tin thì được biết họ còn có một cậu con trai sinh năm 2002, đang là sinh viên cao đẳng. Vào hôm xảy ra vụ việc, 3 người trong gia đình trở về nhà sau khi đi thăm con trai dưới Hà Nội thì gặp nạn không qua khỏi. Nhìn ảnh đám tang của họ mới đây, cậu con trai đội tang, ngồi thất thần mà thương thật sự các mẹ ạ, mắt em ấy đỏ hoe và vô cùng mệt mỏi. Đây đúng là nỗi đau quá lớn đối với một đứa con chỉ mới tròn 20 tuổi, khi chỉ sau 1 đêm mất cả bố, mẹ lẫn em gái.
Ánh mắt đau buồn của nam sinh sau khi gia đình đột ngột ra đi khiến nhiều người xót xa. Ảnh: VOV
Trên đời này, sẽ có rất nhiều lý do khiến chúng ta phải khóc, phải buồn khổ, nhưng có lẽ nỗi đau lớn nhất không ai mong muốn nhưng vẫn sẽ phải trải qua, chính là mất đi những người thân yêu của mình. Em từng đọc ở đâu đó có câu nói rằng “Một ngày khi bạn nhận được tin báo người thân không còn, lúc đó bạn mới hiểu rằng, những lần rơi nước mắt trước đây vì những điều vụn vặt cô đơn hay tình cảm nam nữ đều là thừa thãi”, ngẫm đi hay ngẫm lại, thì đều hoàn toàn chính xác.
Nam sinh 20 tuổi phải gánh chịu nỗi đau quá lớn. Ảnh: VOV
Thật khó có thể hiểu được sự đau đớn, mất mát của thành viên duy nhất còn lại trong gia đình, đứa con chỉ mới 20 tuổi, tuổi phơi phới của thanh xuân đời người. Mất một người thân đã khó khăn biết nhường nào, đằng này lại là 3 người một lúc. Cứ tưởng tượng mà xem, một ngày như bao ngày, nhận được tin báo cả gia đình đều ra đi, để lại mỗi mình mình trên thế giới này, đầy sự cô đơn và đau khổ, thật sự kinh khủng đến nhường nào. Nếu trước đây là tố ấm 4 người, có bố, có mẹ, có em gái, một gia đình tròn vẹn, đầy tiếng cười thì giờ chỉ còn một. Nếu trước đây thấy bố mẹ khỏe mạnh, em gái vui cười, thì giờ đây tất cả chỉ còn lại sự lặng im, hoặc tang thương hơn, là những tiếng trống, tiếng kèn như ai đang than khóc.
Những hình ảnh đầy mất mát, đau thương trong tang lễ. Ảnh: VOV
Những hình ảnh mất mát chỉ sau 1 đêm này làm em nhớ lại một hoàn cảnh mình cũng từng chứng kiến và nhớ mãi tới bây giờ. Một bé gái 5 tuổi không biết mẹ đã qua đời, trong đám tam liên tục khóc lóc, đòi mẹ phải dậy chơi với mình. Ông bố quá đau buồn và stress trong những ngày phải chạy vạy lo cho vợ vừa qua, không giữ được sự bình tĩnh. Sau khi dỗ dành mà đứa trẻ vẫn tiếp tục khóc, thậm chí còn ném đồ đạc lung tung, ông bố không kiểm soát được đã động tay với con khiến đứa bé càng khóc to hơn, rồi chính bản thân mình cũng gục đầu xuống bàn, khóc nức nở.
Với mỗi đứa con, đặc biệt là trẻ nhỏ, việc nói cho con hiểu về mất mát, nỗi đau, để con đứng vững đối diện với sự ra đi của người thân là điều cực kỳ khó. Vì thế, rất nhiều người lớn chọn cách lảng tránh, giấu diếm dẫn đến nhiều hậu quả không hay.
Đầu tiên, cần biết rằng mỗi đứa trẻ sẽ có những phản ứng khác nhau khi chứng kiến người thân qua đời, điều này tùy thuộc vào nhận thức dựa theo độ tuổi của con. Dưới 5 tuổi, con gần như chưa biết gì, từ 5 tuổi trở lên, con bắt đầu hiểu chuyện hơn và từ 12 tuổi trở lên thì đứa trẻ đã ý thức được cái ch ết là một quy luật cuộc sống, là điều không thể thay đổi. Do đó, việc thông báo thế nào với con khi người thân mất đi là điều cực kỳ quan trọng. Thay vì giấu diếm để rồi dẫn đến việc trẻ có những phản ứng không hay, người lớn nên tìm cách trò chuyện với con trong một không gian yên tĩnh, an toàn, giải thích bằng những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu nhất, tìm cách để con thể hiện tình yêu thương cuối cùng với người đã không còn. Sự thương tiếc sẽ giúp con biết trân trọng cuộc sống và những giá trị con từng có, chấp nhận quy luật của cuộc sống, tiễn đưa người thân vừa mất đi và mãi nhớ về họ.
Ký ức và tình yêu thương là những điều sẽ còn ở lại mãi mãi, nhưng nỗi đau nào rồi cũng sẽ tạm lắng đi. Cầu chúc cho cậu sinh viên 20 tuổi sẽ mạnh mẽ, nhanh chóng vượt qua nỗi đau và có một cuộc sống tốt đẹp, để gia đình trên trời cao nhìn xuống mãi tự hào về em.