Những trường hợp em bé sơ sinh chào đời với dây rốn quấn cổ không hiếm, và cũng không gây nguy hiểm. Tuy nhiên chào đời với 5 vòng dây rốn quấn cổ thật sự khó gặp.
Theo NLĐO, một bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công. Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ cho biết sản phụ 21 tuổi, mang thai con so, được phát hiện dây rốn quấn cổ thai nhi khi ngoài 30 tuần, được bác sĩ sản khoa theo dõi thường xuyên.
Khi thai nhi được gần 38 tuần, siêu âm thấy bé bị dây rốn quấn cổ tới 5 vòng, có hiện tượng cạn ối, các bác sĩ nhận định tình hình nghiêm trọng nên quyết định mổ lấy thai chủ động. Ca phẫu thuật thành công, bé sơ sinh nặng gần 3 kg khỏe mạnh chào đời. Sau mổ, sức khỏe sản phụ và em bé đều ổn định.
Em bé chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng hiếm gặp (Ảnh VTV0
Theo quan niệm của dân gian xưa thì những bé gái có hoa quấn cổ thì sau này sẽ có cuộc sống giàu sang, phú quý. Còn bé trai thì sẽ đào hoa và thông minh, mức độ đào hoa tính theo số vòng dây rốn quấn trên cổ. Tràng hoa quấn cổ bé thông minh chỉ là quan niệm mà mọi người truyền tai nhau. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được việc tràng hoa quấn cổ thì bé sẽ thông minh. Thực tế hiện tượng này còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé trong thai sản.
Y văn ghi nhận cứ ba trẻ chào đời thì có một trường hợp bị dây rốn quấn cổ. Thường trẻ chỉ bị quấn một, hai vòng. Tại Việt Nam, trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ từ ba vòng trở lên khá hiếm gặp.
Dây rốn là sợi dây liên kết giữa mẹ và thai nhi, độ dài trung bình khoảng 50-60 cm. Các bác sĩ lý giải hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi là do sự chuyển động quá mức của bé trong bụng mẹ ở những tháng đầu thai kỳ. Yếu tố khách quan khác như dây rốn dài hơn bình thường, nhiều nước ối, đa thai cũng có thể làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ.
Ca phẫu thuật thành công, bé sơ sinh nặng gần 3kg hồng hào, khỏe mạnh chào đời (Ảnh VNE)
Dây rốn là sợi dây cứu sinh của em bé trong bụng mẹ. Chạy từ bụng em bé đến nhau thai, dây rốn thường chứa ba mạch máu. Đa số trung bình dây rốn dài khoảng 56cm, thường dao động từ 45 - 60cm và có đường kính khoảng 1.5 – 2cm. Nó cung cấp oxy, máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau của thai kỳ, nhiều phụ nữ lo sợ khi nghĩ đến dây rốn quấn quanh cổ em bé và khả năng xảy ra vấn đề trong quá trình sinh nở hoặc thậm chí là thai lưu.
Trên thực tế, dây rốn quấn cổ khá rất phổ biến và không có khả năng gây ra vấn đề gì khi mang thai hoặc khi sinh. Các ước tính cho thấy rằng 20 đến 30 phần trăm tất cả các ca sinh nở trên thế giới đều liên quan đến dây dây rốn quấn cổ. Và một nghiên cứu năm 2018 trên Tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ báo cáo rằng, phần lớn trẻ sơ sinh sẽ phát triển khỏe mạnh.
Chuyển động ngẫu nhiên của thai nhi là nguyên nhân chính gây ra dây rốn quấn cổ. Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ dây rốn quấn quanh cổ em bé bao gồm dây rốn quá dài hoặc lượng nước ối dư thừa khiến thai nhi cử động nhiều hơn.
Phần màu trên hình chụp siêu âm là dây rốn (Ảnh Healthcare)
Hiện vẫn chưa có cách nào để ngăn chặn dây rốn quấn cổ hoặc làm tuột dây rốn khỏi cổ em bé trong bụng mẹ. Nhưng khi em bé sinh ra có dây rốn, bác sĩ sẽ biết phải làm gì vì tình trạng này xảy ra thường xuyên.
Nếu dây quấn quanh cổ hoặc bộ phận cơ thể khác, lưu lượng máu qua dây quấn có thể bị giảm trong các cơn co thắt. Điều này có thể khiến nhịp tim của em bé giảm trong các cơn co thắt. Trước khi sinh, nếu lưu lượng máu bị cắt hoàn toàn, thai lưu có thể xảy ra.
Vì phần lớn thời gian chúng ta không biết liệu em bé có có dây rốn quấn cổ hay không, nên thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra cổ của em bé để tìm dây rốn sau khi em bé được sinh ra. Thông thường dây rốn bị lỏng và có thể tuột qua đầu trẻ. Đôi khi, dây rốn quá chật khiến trẻ dễ dàng tuột qua đầu và bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kẹp và cắt dây rốn trước khi em bé chào đời. Điều này giúp dây rốn không bị rách khỏi nhau thai khi phần còn lại của cơ thể em bé được sinh ra. Dựa vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ thấy được rõ ràng bị trí dây rốn và báo cho mẹ. Các mốc thời gian quan trọng mẹ cần đi siêu âm để theo dõi tình trạng sức khỏe con là tuần thứ 12, tuần 22 và tuần 32. Thăm khám thai vào những tháng cuối của thai kỳ sẽ cho mẹ biết em bé đã hết bị dây rốn quấn quanh cổ chưa và có chỉ định phương pháp sinh phù hợp.