Nghe có vẻ khó tin nhưng mình vừa đọc được thông tin là chúng ta nên ăn ngủ có giờ có giấc. Và tốt nhất là nên đi ngủ vào cùng một khung giờ, kể cả cuối tuần đấy các mẹ. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta đó nha.

Những cái này mình vừa mới đọc được ở trên báo nên muốn chia sẻ lại với các mẹ. Tuy là không dễ dàng nhưng mọi người hãy cố gắng tập cho mình thói quen này để bảo vệ sức khỏe các mẹ nhé. 

hình ảnh

Đi ngủ vào cùng khung giờ rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: Zhihu

Nên đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, vì sao?

Cụ thể, các nhà nghiên cứu Vương Quốc Anh đã nhận thấy rằng: Những khác biệt nhỏ trong thói quen đi ngủ giữa những ngày trong tuần và cuối tuần có thể dẫn tới thay đổi tiêu cực ở hệ vi khuẩn được ruột. Theo đó, họ nhận thấy điều này một phần là do những người mắc chứng social jetlag (lệch múi giờ do tác động xã hội) có chế độ ăn uống kém hơn.

Khi giấc ngủ bị gián đoạn nghiêm trọng thì nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Đặc biệt là với những người làm việc theo ca.

Việc duy trì giờ đi ngủ và thức giấc đều đặn cũng như chế độ ăn cân bằng có khả năng làm giảm nguy cơ bị bệnh. 

Nghiên cứu trên gần 1.000 người trưởng thành của các nhà khoa học tại Đại học King's College London đã phát hiện: Dù chỉ chênh lệch 90 phút về giấc ngủ ban đêm trong 1 tuần bình thường cũng có thể ảnh hưởng đến các loại vi khuẩn ở đường ruột.

Trong khi đó, sự đa dạng hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật.

Nhà khoa học dinh dưỡng Kate Bermingham cho biết: Social jetlag có thể làm tăng sinh các loài vi sinh vật có hại cho sức khỏe. 

Social jetlag là tình trạng mà mọi người đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm rất khác nhau vào các ngày trong tuần với cuối tuần. Theo đó, hội chứng này ảnh hưởng tới hơn 40% dân số của Anh và rất phổ biến ở thanh thiếu niên. Ở những người tuổi tác cao hơn, con số này giảm dần.

hình ảnh

Các nhà khoa học nói rằng việc đi ngủ không cùng khung giờ hàng ngày gây ra nhiều điều tiêu cực. Ảnh minh họa, nguồn: Zhihu

Một nghiên cứu trước đó cho thấy: Những người mắc hội chứng này ăn ít chất xơ hơn những người có giấc ngủ đều đặn. Các nghiên cứu khác cũng phát hiện ra: Tình trạng lệch múi giờ xã hội có thể tăng nguy cơ thừa cân béo phì, mắc nhiều bệnh lý và mệt mỏi về tinh thần.

TS. Bermingham cho hay: Giấc ngủ kém chất lượng ảnh hưởng tới các lựa chọn và khiến mọi người có xu hướng thèm ăn thực phẩm nhiều đường hoặc nhiều calo hơn. Chính chế độ ăn uống này ảnh hưởng tới mật độ vi khuẩn xấu - tốt trong đường ruột. 

Các nhà khoa học cũng phát hiện: 3/6 loại vi sinh vật có nhiều trong đường ruột của nhóm Social jetlag có liên quan tới chế độ ăn uống kém, béo phì cũng như mức độ viêm và có nguy cơ đột quỵ cao hơn. 

Nhóm nghiên cứu cho hay: Mối quan hệ giữa giấc ngủ với chế độ ăn uống và vi khuẩn đường ruột rất phức tạp nên vẫn cần tìm hiểu nhiều hơn.

Tuy nhiên, TS. Sarah Berry (Đại học King's London) đánh giá: Duy trì giờ đi ngủ và thức dậy đều đặn tác động tích cực tới sức khỏe của bạn thông qua hệ vi sinh vật đường ruột. 

Vậy bạn nên đi ngủ và thức dậy vào lúc mấy giờ?

Theo TS. Abhinav Singh (Giám đốc y tế, Trung tâm Giấc ngủ Indiana, Mỹ) cho biết: Chúng ta nên cố gắng đi ngủ trong vòng 2 - 3 giờ sau khi mặt trời lặn. Bởi, đây là quãng thời gian phù hợp với quá trình giải phóng melatonin tự nhiên của cơ thể. Do đó, vào mùa xân - hè, nếu mặt trời lặn lúc 19 giờ thì bạn nên đi ngủ lúc 22 giờ.

Hoặc bạn cũng có thể đi ngủ vào khung giờ mà bạn có thể đạt được vào giấc ngủ theo khuyến nghị. Nghĩa là bạn tự tìm ra thời gian đi ngủ tốt nhất cho lịch trình của mình dựa trên thời điểm bạn phải thức dậy vào buổi sáng và đếm ngược lại 7 giờ. Chẳng hạn, nếu bạn cần dậy lúc 6 giờ sáng thì hãy đi ngủ trước 11 giờ tối.

Nói tóm lại, chúng ta cần xác định thời gian đi ngủ thích hợp, làm sao phù hợp với hoạt động hàng ngày là được. Tuy nhiên, bạn không nên tính thời gian ngủ theo hình thức 'ngủ ngày cày đêm', đêm thức cho khuya còn ngày thì ngủ 9 - 10 giờ mới dậy nhé vì điều này đã được chứng minh là không tốt cho sức khỏe.