Bố mẹ cần quan sát da trẻ hàng ngày, nhất là trong vòng 2 tuần sau sinh. Quan sát ở nơi có ánh sáng tự nhiên, vì nếu nhìn dưới ánh sáng đèn thì tình trạng vàng da có thể nặng hơn hoặc nếu thiếu ánh sáng thì không thể phát hiện được trẻ bị vàng da.
Hoặc bố mẹ dùng tay ấn nhẹ lên da từ 2 – 5 giây ở vùng ngực, bụng, đùi, cẳng chân, bàn chân của trẻ, nếu khi thả tay khỏi vùng da đó và thấy có màu vàng thì khả năng cao trẻ bị vàng da.
Vị trí vàng da thường sẽ xuất hiện từ mặt đến trên rốn, đùi, cổ chân, cổ tay và mức độ có thể từ nhẹ, đến vừa và đến rõ đậm.
Các phương pháp điều trị vàng da được lựa chọn nhiều hiện nay:
- Chiếu đèn:
Đây là phương thức điều trị được sử dụng rộng rãi, an toàn và hiệu quả nhất để làm giảm nồng dộ Bilirubin gián tiếp trong máu và phòng ngựa bệnh não cấp do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu sau sinh.
Mục đích của chiếu đèn là để chuyển bilirubin tự do thành bilirubin tan trong nước và thải ra ngoài qua đường niệu và đường mật xuống phân.
- Thay máu:
Được chỉ định khi vàng da nặng đến lòng bàn tay, bàn chân (dưới 1 tuần) + bắt đầu có biểu hiện thần kinh, hoặc mức bilirubin máu tăng cáo trên 20 mg% + bắt đầu có biểu hiện thần kinh (li bì, bú kém).