Ở cữ kỹ thì tốt cho sản phụ nhưng kỹ quá đáng, kỹ mà sai phương pháp thì hại sức khỏe, có thể dẫn đến nguy hiểm cho người mẹ.
Có nhiều mẹ sau sinh chưa đầy tháng đã phải đặt chân xuống nấu cơm, giặt giũ vì nhà neo người, phải tự mình làm hết, đâu được ở cữ đàng hoàng. Nhưng lại có những mẹ “sướng quá hóa rồ”, được gia đình yêu thương, chiều chuộng nên ở cữ quá kỹ, gần 8 tháng vẫn nằm dính lưng trên giường ở cữ, không chịu đi lại nhiều, cuối cùng đối diện nguy cơ bị liệt hoặc đột quỵ bất cứ lúc nào.
Bé mới sinh 2 ngày bị viêm màng não, mẹ có bầu rất thích ăn rau
Chồng gay gắt khi biết bầu con gái, vợ sống không yên phải về nhà mẹ ruột ở chờ sinh
Mẹ sau sinh bị thuyên tắc phổi do nằm ì trên giường 8 tháng để ở cữ
Ở cữ sau sinh rất quan trọng, đây là lúc giúp cơ thể của mẹ phục hồi, đề phòng những biến chứng hậu sản, bệnh lý về sau. Nhưng có nhiều mẹ hiểu lầm, cứ nghĩ ở cữ càng kỹ càng tốt, ít vận động, nằm nghỉ ngơi càng lâu càng khỏe mà không biết ở cữ nằm ì trên giường quá lâu sẽ khiến cơ thể bị tổn thương.
Ảnh: sohu
Như sự việc của một mẹ ở cữ sai lầm ở Hồ Nam, Trung Quốc, phải đối diện với nguy cơ đột quỵ, khó thở, nằm liệt giường vì thuyên tắc phổi. Vấn đề là do mẹ này được cả gia đình thương yêu, ai cũng khuyên nên ở cữ thật lâu, thật kỹ, cứ nằm yên trên giường, không cần làm gì quá sức, mọi người sẽ săn sóc tận răng.
Ngoài việc cho con ti sữa mỗi ngày, thực sự mẹ này rất ít khi xuống giường. Có lần đã thử xuống đi lại nhưng đi được một chút đã thấy cơ thể khó chịu. Mỗi khi đi bộ hơi nhanh hoặc leo vài bậc thang là khó thở. Cả nhà thấy thế liền cho rằng cơ thể chưa hồi phục, lại khuyên lên giường nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, không ngờ 8 tháng sau tình trạng khó chịu của cơ thể ngày càng nghiêm trọng hơn, khó thở, tức ngực và khó chịu. Người nhà lo lắng đưa đi khám, sau hàng loạt xét nghiệm thì bác sĩ chẩn đoán thuyên tắc phổi, nguyên nhân là do vận động quá ít, để lâu có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào.
Ảnh minh họa: sohu
Thật sự không hiểu nổi được mẹ này, người ta có ở cữ kỹ lắm thì cũng chỉ 3 tháng 10 ngày thôi. Đằng này được cả nhà cưng quá hóa rồ, sướng quá hóa lười, không thèm nhấc chân xuống giường, lười vận động rồi tự sinh ra bệnh.
Người ta nhà vắng người, không được ở cữ đàng hoàng, sinh con ra chưa đầy tháng đã làm việc nhà các kiểu thì bệnh không nói, đằng này không động móng tay cũng ôm bệnh nặng.
Nghe bảo đây cũng không phải trường hợp đầu tiên. Trước đó, một người mẹ sinh con thứ 2 ở Hồ Bắc cũng đột ngột qua đời sau khi sinh 37 ngày do thuyên tắc phổi gây ngừng thở, ngưng tim. Lý do cũng từ việc không vận động, chỉ chăm chăm nằm trên giường để ở cữ.
Ảnh minh họa: sohu
Vận động sớm sau sinh giúp mẹ nhanh hồi phục
Thông thường, thuyên tắc phổi chỉ xảy ra trong thai kỳ hoặc 6 tuần sau sinh. Nhưng với những bà mẹ nằm tại giường quá lâu sau khi phẫu thuật hoặc chấn thương nặng thì nguy cơ thuyên tắc phổi vẫn có thể đe dọa.
Đầu tiên, phải thừa nhận rằng sau khi sinh con được nghỉ ngơi là đúng, nhưng sai lầm ở chỗ mẹ sau sinh cứ nằm lì một chỗ, không tập thể dục, việc nằm nghỉ trên giường trong thời gian dài có thể khiến cơ thể gặp nhiều thay đổi.
Nhiều bà mẹ hiểu lầm rằng sau sinh chỉ cần nằm nghỉ ngơi, thậm chí có khi vừa bước ra khỏi giường đi lại là được người nhà bắt leo lên nằm nghỉ, cơm bưng nước rót tận nơi.
Nhưng nằm lâu trên giường đồng nghĩa với việc chi dưới cơ bản không cử động được, rất dễ xảy ra hiện tượng không lưu thông khí huyết, phù nề, thậm chí ứ huyết, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ cứng mạch máu và các biến chứng khác, nguy hiểm là thuyên tắc phổi.
Sau khi sinh con, cơ thể mẹ thực sự rất yếu và kiệt sức, việc nghỉ ngơi là rất cần thiết, nhưng mẹ tốt nhất nên ra khỏi giường càng sớm càng tốt và thực hiện một số bài tập kéo giãn cơ thể hoặc các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ vài bước sẽ giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn.
Ảnh: sohu
Sau sinh, khi cơ thể dần hồi phục, mẹ có thể tập cơ bụng để phục hồi sức co bóp càng sớm càng tốt, có lợi để tăng lưu lượng máu, thải sản dịch và phục hồi tử cung sớm, tránh nhiễm trùng hoặc chảy máu.
Các hoạt động sẽ thúc đẩy lưu thông máu nhanh hơn, có lợi cho việc chữa lành vết thương, có thể tăng cảm giác thèm ăn và tránh táo bón. Nửa tháng sau khi sinh con, mẹ có thể tăng lượng vận động lên đúng cách, lúc này cơ thể đã hồi phục hơn một nửa và về cơ bản có thể tiếp tục các hoạt động thường ngày.
Làm một số công việc nhà nhẹ nhàng hoặc đi bộ, yoga và các bài tập nhẹ, từ từ phục hồi thói quen sinh hoạt và làm việc trước đó của mẹ một tháng sau khi sinh. Nếu là mổ lấy thai, không nên di chuyển quá sớm, ít nhất là sau 42 ngày hậu sản mẹ có thể bắt đầu luyện tập lại.
Nếu mẹ cảm thấy khó chịu trong khi tập, hãy dừng lại và nghỉ ngơi ngay lập tức, không cần phải kiên trì. Ngoài ra, hãy chuẩn bị sẵn nước ấm và đồ uống có chất điện giải, đồng thời mang theo sô cô la để tránh nguy cơ hạ đường huyết đột ngột.