Vấn đề răng miệng là vô cùng quan trọng không chỉ đối với sức khỏe tổng thể mà còn với hình ảnh thẩm mỹ của bản thân mỗi người. Nhiều chị em gặp các vấn đề về chỉnh nha như răng chen chúc hay hở lợi thường băn khoăn không biết niềng răng khi đang mang thai có được không?
Phần lớn, các mẹ vẫn có thể đeo niềng răng ngay cả khi đang mang thai, miễn là đáp ứng một số điều kiện. Việc niềng răng khi đang mang thai có an toàn hay không và những rủi ro có thể xảy ra sẽ được chia sẻ rõ qua bài viết sau đây.
𝐍𝐢𝐞̂̀𝐧𝐠 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐛𝐚̂̀𝐮 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠?
Theo các bác sĩ, chị em hoàn toàn vẫn có thể 𝐧𝐢𝐞̂̀𝐧𝐠 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢. Bởi kỹ thuật chỉnh nha chỉ tác động ở bên ngoài bề mặt răng, khiến răng di chuyển về vị trí tiêu chuẩn chứ không hề xâm lấn, yêu cầu phẫu thuật hay phải sử dụng các loại thuốc nên 𝐧𝐢𝐞̂̀𝐧𝐠 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.
Niềng răng khi đang mang thai là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Nên mang thai sau khi đã bắt đầu quá trình niềng răng: Quy trình niềng răng kéo dài khoảng từ 18 đến 24 tháng, tùy trường hợp. Ở giai đoạn đầu, việc đi lại thăm khám diễn ra thường xuyên sẽ gây không ít khó khăn cho các mẹ bầu. Bên cạnh đó, để xác định chi tiết tình trạng răng thì bác sĩ có thể chỉ định chụp X – Quang răng, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai để có hướng xử lý phù hợp nhé.
Đẹp nhất thì sinh con xong rồi mới niềng: Thực tế, trong quá trình niềng răng các mẹ bầu phải tuân thủ một số chế độ chăm sóc răng miệng phức tạp và kiêng cữ nhiều loại thực phẩm. Việc bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, thời điểm tốt nhất để niềng răng là sau khi sinh.
Không nên niềng răng xong mới mang bầu. Vì trong quá trình niềng sẽ phải thăm khám, xiết răng, ảnh hưởng chuyện ăn uống và dinh dưỡng, do đó cũng không tốt cho sức khỏe tổng thể của mẹ và thai nhi.
Thực ra đây chỉ là lựa chọn của mỗi người, tuy nhiên việc sinh con cũng là điều hệ trọng của một đời người, do đó bạn cũng không nên trì hoãn bởi việc chỉnh nha – niềng răng.
𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐯𝐚̀𝐢 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐧𝐞̂́𝐮 𝐧𝐢𝐞̂̀𝐧𝐠 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢
Các mẹ chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng mang thai có thể ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng răng miệng do sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu.
Gia tăng khả năng bị viêm nướu: việc đeo khí cụ trong một thời gian dài gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Hơn nữa, ở phụ nữ mang thai, lượng hormone progesterone và lượng máu tăng cao hơn mức bình thường. Những điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám phát triển nhanh hơn, dễ dàng tấn công nướu.
Men răng dễ bị mòn hơn: các dụng cụ và thao tác vệ sinh răng không đúng cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến mòn men răng. Bên cạnh đó, chứng nôn ói, ợ chua ở các mẹ bầu khiến acid từ dạ dày bị đẩy lên, tiếp xúc với men răng.
Tăng cân ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha: việc tăng cân dẫn đến xương hàm và hình dáng nướu có sự thay đổi so với phác đồ điều trị ban đầu. Điều này có thể ảnh hướng đến kết quả niềng răng và kéo dài thời gian chỉnh nha của các thai phụ.
𝐍𝐢𝐞̂̀𝐧𝐠 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐧𝐞̂𝐧 𝐥𝐮̛̣𝐚 𝐜𝐡𝐨̣𝐧 𝐤𝐡𝐢́ 𝐜𝐮̣ 𝐜𝐡𝐢̉𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚 𝐧𝐚̀𝐨?
Hiện nay, trên thị trường đang có hai loại khí cụ chỉnh nha phổ biến, bao gồm: Niềng răng mắc cài và niềng răng khay trong suốt (niềng răng Invisalign). Niềng răng trong suốt có nhiều ưu điểm và phù hợp cho thai phụ hơn so với niềng răng mắc cài.
Chất liệu khay niềng trong suốt mềm, dẻo mang lại cảm giác thoải mái, dễ dàng trong quá trình ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. Do vậy, nếu có điều kiện thì lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu là khí cụ trong suốt (khay trong suốt).
𝐕𝐚̀𝐢 𝐥𝐮̛𝐮 𝐲́ đ𝐞̂̉ 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐧𝐢𝐞̂̀𝐧𝐠 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐚𝐧 𝐭𝐨𝐚̀𝐧
Quá trình niềng răng khi đang mang thai đòi hỏi cách vệ sinh răng kỹ lưỡng và một chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
𝐕𝐚̣̂𝐲 𝐧𝐞̂𝐧 𝐯𝐞̣̂ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨? 𝐍𝐞̂𝐧 𝐚̆𝐧 𝐠𝐢̀ 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐥𝐮́𝐜 𝐧𝐢𝐞̂̀𝐧𝐠 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 đ𝐚𝐧𝐠 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢?
Cách chăm sóc răng khi đeo niềng:
Chọn loại bàn chải lông mềm và kem đánh răng có tính mài mòn thấp (tốt nhất nên chọn các loại kem đánh răng có chứa fluoride).
Chải răng và các mắc cài thật kỹ và tần suất chải tối thiểu 2 – 3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn chính.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng kết hợp sau mỗi lần chải răng.
Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn hoặc các chất gây kích ứng để bảo vệ răng.
Cải thiện tình trạng răng miệng như viêm nướu, làm sạch lưỡi bằng cách dùng máy tăm nước.
💪Các thực phẩm mềm như cháo, súp, pate, ngũ cốc,...
💪Rau củ, khoai tây nghiền, đậu
💪Trái cây mềm, các loại sinh tố
💪Bơ đậu phộng, bánh quy mềm
💪Hải sản
💪Thịt hầm, thịt viên
💪Một số thực phẩm từ sữa như phô mai mềm, bánh pudding, trứng,...
𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦 𝐧𝐞̂𝐧 𝐤𝐢𝐞̂𝐧𝐠?
Thực phẩm dính như kẹo cao su,... Các thức ăn cứng, giòn (kẹo cứng, quả hạch, nước đá,...).
Đặc biệt, các mẹ bầu cần đến trung tâm nha khoa đúng lịch hẹn để các bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng thường xuyên và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭
𝐍𝐢𝐞̂̀𝐧𝐠 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚𝐢 là một quá trình vất vả và đầy phức tạp. Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách và kiêng một số thực phẩm, các mẹ bầu vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Hơn hết, việc chọn nha khoa uy tín cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và có kế hoạch chỉnh nha phù hợp trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng cho cả mẹ và bé.