Thời gian đầu đời bé luôn phải được quan tâm đặc biệt, vì bé lúc này dựa hoàn toàn vào bố mẹ. Vậy làm sao để chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi tốt nhất đây?

Đối với nhiều bậc cha mẹ, khoảng thời gian chăm sóc 𝐭𝐫𝐞̉ 𝟏 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 thì khá nhiều điều lúng túng và bỡ ngỡ. Nhất là đối với những người làm cha mẹ lần đầu. Bởi vì em bé lúc này còn rất yếu, phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của cha mẹ.

Một sự thay đổi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể tới em bé vậy. Bài viết này sẽ lưu ý cho cha mẹ một số vấn đề khi chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi nhé.

𝐂𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝟏 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢: 𝐆𝐢𝐮̛̃ 𝐚̂́𝐦 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉

Điều đầu tiên các bậc cha mẹ cần nhớ khi chăm sóc 𝐭𝐫𝐞̉ 𝟏 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 đó là giữ ấm. Vì môi trường tử cung thì luôn duy trì nhiệt độ ổn định cho em bé, còn môi trường ngoài bụng mẹ lại thay đổi. Ngoài ra, cơ chế duy trì thân nhiệt của trẻ cũng chưa hoạt động hiệu quả để bé có thể tự giữ ấm được.

Việc trẻ không được giữ ấm đủ thì có thể làm trẻ dễ bị yếu đi, rồi trở thành mục tiêu tấn công của các loại bệnh và vi khuẩn bên ngoài.

Nếu không có vấn đề sức khỏe cần chăm sóc y khoa đặc biệt thì nên cho trẻ được da tiếp da và nằm chung với mẹ ngay sau khi sinh. Điều này vừa giúp kết nối tình mẫu tử, giúp truyền hơi ấm từ người mẹ sang con. Đồng thời, người mẹ cũng có thể quan sát con mọi lúc, kịp thời xử lý nếu có vấn đề gì xảy ra.

𝐕𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ 𝐝𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝟏 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢

Có ba nguyên tắc chính để chăm sóc bé 1 tháng tuổi về mặt dinh dưỡng đó là:

👉Cho trẻ bú trong vòng 30 phút sau khi được kẹp dây rốn. Việc bú mẹ lần đầu sau sinh giúp ngừa tình trạng hạ đường huyết sơ sinh, giảm việc trẻ bị nhầm núm vú mẹ. Bên cạnh đó, sữa non chứa nhiều kháng thể chống lại các bệnh nhiễm trùng sơ sinh phổ biến. Ngoài ra, việc cho bú kịp thời còn giúp bé có thêm năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, chống rét nữa.

👉Cho con bú theo nhu cầu, khi nào con dậy thì cho con bú. Bởi lúc ngủ thì cơ thể con tiết hormone tăng trưởng nên mẹ đừng đánh thức con, chú ý nên cho bú 1 ngày 8 lần, ít hơn số này là sữa mẹ không đủ cho bé.

👉Mẹ dùng máy hút sữa thì thường xuyên tháo máy ra, đồng thời tăng lần vắt sữa vào ban đêm vì hormone kích thích tiết sữa prolactin tiết chủ yếu nhiều vào ban đêm. Nếu bầu vú không được hút sữa hay vắt sữa hiệu quả thì cũng ảnh hưởng chuyện tiết sữa.

𝐂𝐡𝐮́ 𝐲́ 𝐯𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨̉𝐞 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝟏 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢

Sức khỏe của trẻ 1 tháng tuổi là vấn đề được các cha mẹ rất lưu tâm. Muốn bé yêu khỏe mạnh thì cha mẹ cần chú ý những điều dưới đây:

1️⃣𝐂𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐤𝐡𝐢 𝐛𝐮́ 𝐦𝐞̣

Vì chức năng tiêu hóa của con còn yếu, cơ vòng môn vị tương đối chặt, cơ thắt tâm vị nối dạ dày và thực quản còn lỏng lẻo nên con dễ bị nôn trớ, ọc sữa. Vì thế để giúp bé tiêu hóa tốt và hấp thu hiệu quả, mỗi lần cho bé bú xong, mẹ hãy thực hiện vỗ ợ hơi cho bé nhé.

Trẻ 1 tháng tuổi thì nhu động ruột của bé vẫn còn khá chậm, vì khả năng vận động của bé còn yếu, chức năng tiêu hóa chưa phát triển nên bé dễ bị đầy hơi hay đau bụng. Triệu chứng sinh lý này có thể được giảm bớt bằng việc mẹ ôm lấy bé và xoa nhẹ nhàng phần bụng theo chiều kim đồng hồ.

2️⃣𝐂𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐨̂́𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐚̆́𝐦 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝟏 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢

Rốn của trẻ cần được chăm sóc kỹ càng trong thời gian này, nếu không thì rất dễ bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Người vệ sinh rốn trẻ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng rồi nhẹ nhàng gỡ gạc/ hoặc băng rốn của trẻ ra và quan sát các dấu hiệu bất thường, nếu có.

Rửa tay (hoặc dùng cồn 70 độ sát trùng) lần nữa và bắt đầu vệ sinh rốn cho trẻ theo trình tự từ trong ra ngoài như sau: chân rốn, thân cuống rốn, mặt cắt cuống rốn, vùng da xung quanh khu vực rốn (khoảng 5cm).

Mỗi ngày nên vệ sinh rốn cho trẻ 1 lần sau khi tắm xong. Lưu ý, trong quá trình tắm cho trẻ không được để nước thấm ướt rốn.

Nên kiểm tra rốn trẻ thường xuyên, nếu nhận thấy rốn/ vùng da quanh rốn trẻ sưng đỏ, rốn chảy dịch (có thể gồm máu lẫn mủ) và có mùi hôi… cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí, nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng.

3️⃣Đ𝐨̣̂𝐢 𝐦𝐮̃ 𝐯𝐚̀ 𝐪𝐮𝐚̂́𝐧 𝐭𝐚̃ 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ đ𝐮́𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐜𝐡

Một sai lầm phổ biến là trẻ sơ sinh cần đội nón để giữ ấm (ngay sau khi sinh phải đội ngay). Thực tế, không cần phải phụ thuộc vào chiếc mũ, người mẹ chính là nơi lý tưởng để giữ ấm cho trẻ. Nhiệt độ cơ thể người mẹ sẽ điều hòa nhiệt độ cơ thể bé và đó là lý do vì sao tiếp da lại cực kì quan trọng vào những giờ đầu sau khi sinh. Suốt quá trình tiếp da, nếu trẻ thấy nóng, cơ thể người mẹ sẽ làm mát, và nếu bé thấy lạnh, cơ thể mẹ sẽ ủ ấm cho bé.

Hơn nữa, theo các nghiên cứu, nhiệt độ cơ thể không hề mất qua đầu như trước giờ chúng ta vẫn nghĩ và đội mũ không hề giúp giữ ấm đầu. Đội mũ thậm chí còn khiến nhiệt độ khu vực đầu quá nóng, ảnh hưởng hoạt động vùng thần kinh kiểm soát hô hấp của trẻ. Vì vậy cha mẹ đừng nên độ mũ cho trẻ quá nhiều.

Về việc mặc tã cho bé trong thời gian này, cha mẹ cần tránh các sai lầm như:

  • Mặc tã quá lỏng hay quá chật
  • Không để quá lâu mới thay tã
  • Mặc tã khi da bé còn ẩm, da bé không có thời gian thở…

4️⃣𝐂𝐡𝐮́ 𝐲́ 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 đ𝐨̣̂ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐫𝐞̉

Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của con mình trong thời gian đầu đời này. Nếu nhiệt độ cao hơn 37,5 độ C thì nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng và bỏ bớt chăn cho trẻ, cho bé bú nhiều hơn.

Nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ C thì có nghĩa trẻ đã bị sốt, nếu lau mát và hạ sốt không có tác dụng thì hãy đưa trẻ đến khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, khi chăm sóc 𝐭𝐫𝐞̉ 𝟏 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 thì cha mẹ cũng nhớ làm sạch mắt, mũi, rơ lưỡi… để tránh vi khuẩn gây bệnh cho con yêu.

𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐞̂́𝐭

Trẻ 1 tháng tuổi thì sức đề kháng vẫn rất yếu ớt. Ngoài việc chú ý những vấn đề chăm sóc kể trên thì cha mẹ nhất định phải nhớ tuyệt đối không được để người khác ôm, hôn vào miệng trẻ, việc làm này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và các loại vi trùng có hại xâm nhập, gây bệnh cho trẻ.

Trên đây là những lưu ý về chăm sóc bé 1 tháng tuổi, hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc bố mẹ nhé.