Trong thời buổi ngoại hình quyết định được nhiều thứ như hiện nay, chiều cao cũng trở thành một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra cơ hội của một người không thua kém gì khuôn mặt.
Đừng tin câu “cao sang, lùn quý phái” mà lạc quan thái quá các mẹ nhé! Thực tế chỉ có cao mới giành được lợi thế, còn thấp bé thì cơ hội cứ thế ngày càng thu hẹp. Thử nghĩ xem, khi nộp đơn ứng tuyển, người cao ráo, sáng sủa hay người nấm lùn, chìm nghỉm sẽ có lợi thế?
Nhiều người cho rằng với chế độ dinh dưỡng hiện tại và cách chăm sóc con khoa học của cha mẹ, nhiều trẻ nhỏ ở thế hệ sau đã có sự cải thiện chiều cao đáng kể. Tuy nhiên, cùng với đó số lượng trẻ nhỏ đi khám vì các vấn đề về chiều cao cũng không ít. Đa phần trong số đó, đáng tiếc lại do sai lầm của chính cha mẹ.
Bắt con nhảy dây 3.000 cái mỗi ngày để tăng trưởng chiều cao
Từng có một bé gái 13 tuổi ở Quảng Đông mắc bệnh viêm bao hoạt dịch củ chày ở đầu gối.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Có thông tin cho rằng sau khi bé gái có kinh nguyệt lần đầu tiên, mẹ của bé đã yêu cầu con mình phải nhảy dây đủ 1.000 cái mỗi ngày để có thể bắt kịp thời kỳ phát triển chiều cao quan trọng nhất. Tuy nhiên, vào dịp hè, người mẹ còn tăng thêm số lần từ 1.000 đến 3.000 cái vào các buổi sáng, trưa, tối. Kết quả là sau một thời gian tập luyện miệt mài cô bé phát hiện mình bị đau đầu gối trái, đến nỗi không cử động được và đau đớn khi đi lại.
Sau một loạt các kiểm tra tại bệnh viện, cuối cùng bác sĩ kết luận bé gái bị viêm bao hoạt dịch củ chày.
Đến lúc này, bác sĩ mới quay ra khuyên người mẹ rằng nhảy dây không phải là cách duy nhất để phát triển chiều cao. Thời lượng nhảy dây cần được kiểm soát và thậm chí có một số việc cần phải làm khi nhảy dây, chẳng hạn như mặc bảo hộ chống sốc, chọn giày thể thao chất lượng, chọn mặt đất bằng phẳng…
Để ngày càng cao lớn, cha mẹ cần điều trị một cách khoa học
Mặc dù chiều cao của một người bị ảnh hưởng rất nhiều từ di truyền nhưng sự can thiệp từ tập luyện, chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ cũng góp phần đáng kể trong việc cải thiện chiều cao, đặc biệt là trong 3 giai đoạn sau:
Đầu tiên: Từ 4 - 6 tuổi
Một số người gọi 4 đến 6 tuổi là giai đoạn dự trữ. Ở giai đoạn này, chế độ ăn của trẻ nếu không đầy đủ, gây thiếu hụt một số chất sẽ khiến cơ thể không thể nhận được các chất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là canxi.
Ảnh minh họa
Trong giai đoạn này, cha mẹ và các bạn phải quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn của trẻ, nếu dinh dưỡng không cân đối thì tốt nhất nên cho trẻ uống bổ sung canxi có mục tiêu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thứ hai: Từ 10 - 16 tuổi
Giai đoạn 10-16 tuổi được gọi là giai đoạn nhảy vọt. Nếu nắm bắt được giai đoạn này thì chiều cao của trẻ sẽ gia tăng khoảng cách rất đáng kể nên nếu mẹ để ý sẽ thấy một số trẻ cao vọt sau khi bước vào lớp 5.
Vì lúc này trẻ mới bước vào tuổi dậy thì nên trước khi các đặc điểm sinh dục phụ xuất hiện, cần chú ý bổ sung dinh dưỡng, nhắc nhở trẻ ngủ đủ giấc, tập thêm các bài tập có lợi cho sự phát triển của xương đùi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này trẻ lại gặp khó khăn trong việc học hành, ngủ không đủ giấc , dẫn đến bỏ lỡ giai đoạn tiết hormone tăng trưởng tối ưu, cộng với ảnh hưởng của việc ăn uống thất thường và các yếu tố khác khiến trẻ có thể bị đánh mất cơ hội tăng trưởng.
Vì vậy, phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển thể chất và tinh thần của con, đồng thời chú ý đến việc học tập của trẻ.
Thứ ba: Trước 25 tuổi ở con trai và trước 23 tuổi ở con gái
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng sau tuổi dậy thì con đã ngưng cao lớn, nhưng thực tế không phải vậy.
Trước 25 tuổi ở con trai và trước 23 tuổi ở con gái cũng chính là giai đoạn nước rút cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao, vì ở độ tuổi này, lớp sụn của trẻ chưa đóng hẳn. Nếu được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt là canxi với liều lượng thích hợp thì cũng góp phần tích cực phát triển chiều cao của trẻ.
Làm thế nào để giúp trẻ nắm bắt thời kỳ vàng phát triển chiều cao?
Trước tiên là thực hiện cho trẻ ăn uống theo chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, ngon miệng. Trẻ cần được bổ sung canxi, cân đối giữa thịt và rau, hạn chế ăn đồ ngọt, nước uống có gas và các thức ăn nhanh.
Thứ hai là giúp trẻ hình thành thói quen sinh hoạt tốt, ngủ nghỉ đúng giờ, sinh hoạt điều độ để có lợi cho việc phát triển chiều cao.
Cuối cùng là tập thể dục hợp lý vì tập thể dục có thể kích thích tiết hormone tăng trưởng, từ đó thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển xương, cho phép phát huy tối đa tiềm năng di truyền.