Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có lẽ bệnh tăng huyết áp không còn có gì xa lạ với tất cả mọi người nữa.

Phần lớn, bản thân chúng ta có thể đang mắc hoặc được chứng kiến một người thân xung quanh mình bị tăng huyết áp. Vậy làm sao để nhận biết tăng huyết áp và cần làm gì để bảo vệ mình trong tình huống khẩn cấp? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn những thông tin quan trọng này.

Đầu tiên, chúng ta cần nắm bắt được những vấn đề tổng quan về tăng huyết áp

Huyết áp được định nghĩa chính là áp lực máu lên thành mạch máu. Huyết áp gồm có hai chỉ số. Số cao là huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa, số thấp hơn là huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu.

triệu chứng tăng huyết áp

Tăng huyết áp cần được xử lý nhanh chóng, ảnh minh họa

Khi nào được nhận đinh là tăng huyết áp? Đó chính là khi khuyết áp tối đa ≥140mmHg và huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg. Các chỉ số này được lấy thông qua việc đo huyết áp bằng máy, có thể thực hiện tại cơ sở y tế hoặc tại nhà.

Có 2 loại tăng huyết áp là: Tăng huyết áp tiên phát (tức là tăng huyết áp vô căn) và tăng huyết áp thứ phát (tăng huyết áp xác định được nguyên nhân). Trong đó, tăng huyết áp vô căn là loại thường gặp nhất, chiếm tới 90% tổng ca bệnh.

Trong thực tế, rất nhiều người bị tăng huyết áp nhưng không biết. Họ chỉ phát hiện ra bệnh một cách 'tình cờ' qua những lần đi khám bệnh khác hoặc khám bệnh định kỳ. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì nếu tăng huyết áp không được phát hiện có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh, ví dụ như: nhồi máu não, suy thận, nhồi máu cơ tim,...

>> Xem thêm: Người huyết áp cao cần cảnh giác 5 'thời khắc nguy hiểm' để giữ sự sống cho chính mình

Nhận biết tăng huyết áp qua các triệu chứng

Khi huyết áp lên trên 180/120mmHg

Mỗi cơn tăng huyết áp thường diễn ra đột ngột và cũng được chia làm 2 loại là tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp. Cả 2 loại này đều cần được phát hiện nhanh và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

tăng huyết áp là gì

Làm gì khi bị tăng huyết áp, ảnh minh họa

Tăng huyết áp cấp cứu là khi huyết áp có lên trên180/120mmHg, đi kèm với việc xác định được tổn thương cơ quan trong cơ thể, ví dụ tổn thương thận, nhồi máu não, tách động mạch chủ,...).

Tăng huyết áp khẩn cấp cũng là dạng huyết áp tăng cao đột ngột nhưng chưa gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể.

Các biểu hiện khác đi kèm

Tăng huyết áp khi mới bắt đầu thường không có biểu hiện gì đặc trưng khiến người bệnh nhầm lẫn và dễ dàng bỏ qua.

Khi tình trạng tăng huyết áp nặng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, đau ngực hoặc đầu dữ dội. Một số trường hợp sẽ thấy: mờ mắt, đi tiểu ra máu hoặc thậm chí là liệt nửa người,...

>> Xem thêm: Cao huyết áp mà không cần uống thuốc, em vẫn khỏe mạnh chỉ với 1 nắm rau cải cúc

Cần làm gì khi bị tăng huyết áp 

Khi nhận thấy mình có các dấu hiệu của tăng huyết áp. Cần cố gắng bình tĩnh và thực hiện các bước sau theo đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân.

Thứ nhất: Nằm yên tại chỗ

Không cố gắng di chuyển khi có dấu hiệu tăng huyết áp có thể làm tình trạng nặng lên hoặc dẫn tới các nguy hiểm khó lường khác. 

điều trị tăng huyết áp thế nào

Tăng huyết áp có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh minh họa

Người bệnh nên nằm yên tại chỗ, tốt nhất là chỗ nằm nên yên tĩnh và thông thoáng.

Thứ hai: Báo cho người thân hoặc cơ sở y tế gần nhất

Cần xác định rằng, tăng huyết áp là tình huống nguy hiểm và bạn cần có sự hỗ trợ của người khác. Hãy cố gắng tìm cách báo cho người thân hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Thứ 3: Ghi nhớ điều 'không làm'

Không tùy tiện dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ, không cạo gió, đánh cảm, uống nước đường,... hay bất cứ biện pháp thiếu khoa học nào trong tình huống khẩn cấp này.

Thông thường, khi được đưa tới cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tăng huyết áp dựa trên cơ sở đánh giá tổng quan sức khỏe của người bệnh. Phương pháp thường thấy là tiêm tĩnh mạch để điều hòa huyết áp tức thì, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. 

Sau đó, có thể tiến hành các bước xét nghiệm, khám chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân, điều trị bệnh đúng nguyên nhân tùy theo thể trạng của mỗi người. 

Tóm lại, tăng huyết áp là tình trạng xảy ra đột ngột và cần nghiêm túc chấp hành các hướng dẫn y tế nếu không muốn gặp nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có người thân bị tăng huyết áp, hãy luôn có phương án phòng trừ trường hợp khẩn cấp như dự trữ thuốc được kê đơn, lưu số điện thoại của bác sĩ, hạn chế để người tăng huyết áp ở nhà một mình hoặc đi xa trong thời gian dài,...

Chúc tất cả mọi người luôn có sức khỏe tốt.

Có thể bạn quan tâm:

>> Kinh nghiệm điều trị bệnh cao huyết áp và cách dùng thuốc

>> Không phải thuốc, đây mới là cách làm giảm huyết áp nhanh nhất tại nhà, người cao huyết áp nhất định phải biết