Các bé gái cần phải biết rõ các nguyên nhân trễ kinh để tránh không gây ảnh hưởng đến sức.

Ở tuổi dậy thì, các bé gái bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt, nhưng lại rất ít bé biết được những trường hợp kinh nguyệt bất thường như: trễ kinh, rong kinh, vô kinh... Chưa kể, một số trường hợp do không đủ kiến thức nền về vấn đề sinh lý, khiến cho các bé dễ dàng rời vào trường hợp lo lắng, tinh thần bất ổn. Ngay trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về "trễ kinh ở tuổi dậy thì". Bên cạnh đó, mình cũng sẽ liệt kê những nguyên nhân trễ kinh ở tuổi dậy thì và tầm ảnh hưởng của triệu chứng này đối với sức khỏe bé gái.

Trễ kinh là gì

Trễ kinh (hay còn gọi là chậm kinh) là hiện tượng đến ngày hành kinh nhưng vẫn chưa thấy kinh nguyệt chảy ra từ âm đạo. Cụ thể chu kỳ kinh nguyệt kéo dài lâu hơn 35 ngày thì được gọi là trễ kinh.

Nếu nữ giới không có kinh nguyệt suốt 3 kỳ kinh liên tiếp thì sẽ được goi là vô kinh. Một số trường hợp, phụ nữ bị vô kinh


trong một thời gian dài và 1 năm chỉ có kinh từ 1-2 lần. Chưa hết, tất cả các hiện tượng chậm kinh, vô kinh, rong kinh, có kinh sớm... còn được gọi chung là rối loạn kinh nguyệt.

nguyên nhân trễ kinh ở tuổi dậy thì do đâu

Các bé gái thường mang tâm lý lo lắng khi mắc chứng trễ kinh

Bên cạnh đó, nữ giới bị trễ kinh ở độ tuổi dậy thì hoặc tuổi tiền mãn kinh không cần phải quá lo ngại. Tuy nhiên, trường hợp nào bị trễ kinh và kèm theo triệu chứng bất thường thì nên thu xếp thời gian đi khám phụ khoa sớm nhé.

Nguyên nhân trễ kinh ở tuổi dậy thì

Hiện nay, có không ít nguyên nhân gây vô kinh hoặc trễ kinh ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, phần lớn đều xuất phát từ những yêu tố sinh lý hoạt động còn chưa ổn định ở lứa tuổi này, như những trường hợp sau đây:

Buồng trứng hoạt động chưa ổn định

Các bé gái đang trong độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục - sinh sản vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, bao gồm cả buồng trứng. Cũng do buồng trứng chưa ổn định làm cho chức năng phóng noãn có thể không đều đặn. Điều này giải thích lý do tại sao chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hay dài hơn bình thường.

Hormone nội tiết chưa hoàn thiện

Những hormone nội tiết tố nữ như estrogen hay progesterone trong cơ thể của các bạn gái vẫn chưa được ổn định, tác động trực tiếp tới các rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt gây nên tình trạng trễ kinh ở tuổi dậy thì.

Tâm lý bất ổn

Ở độ tuổi dậy thì, đứng trước các áp lực trong cuộc sống như học hành, thi cử, tình cảm, gia đình… khiến tâm lý của các bé gái trở nên bất ổn. Đây cũng có thể là một nguyên nhân trễ kinh ở tuổi dậy thì.

Chế độ sinh hoạt chưa hợp lý

Thức khuya, ngủ muộn, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng… là những thói quen xấu ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt nói riêng hay cả cơ thể của các bạn nữ nói chung, đặc biệt trong độ tuổi dậy thì.

Do bệnh lý

Những bé gái mắc bệnh phụ khoa đều có nguy cơ gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều, hay trễ kinh. Một số bệnh phụ khoa có thể kể đến như: viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về tử cung, buồng trứng, bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục… Tuy nhiên trên thực tế, có khá ít các bé gái gặp những bất thường này ở độ tuổi dậy thì.

Cân nặng thay đổi đột ngột

Tuổi dậy thì, các bé gái thường thay đổi nhiều về cân nặng như thiếu cân hoặc thừa cân. Việc thường xuyên thay đổi trọng lượng cũng khiến nội tiết tố trong cơ thể trở nên không ổn định, mất cân bằng. Hiện tượng này có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh nguyệt.

Chế độ ăn uống thiếu chất

Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng đối với con người, nó đảm bảo duy trì cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể. 

ăn uống cũng là nguyên nhân trễ kinh ở tuổi dậy thì

Bé gái cần cải thiện bữa ăn và chế độ sinh hoạt để kinh nguyệt luôn ổn định

Thế nên việc ăn uống thiếu chất, không đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nội tiết trong cơ thể, điển hình là nội tiết tố. Từ đó làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt không đều, chậm kinh (trễ kinh).

>>> Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu kinh nguyệt không đều ở nữ giới, 6 triệu chứng cần lưu ý

Tuổi dậy thì trễ kinh có làm sao?

Trong những năm đầu của tuổi dậy thì, đa phần các bé gái sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là hiện tượng trễ kinh.

Do hoạt động sinh lý của cơ thể ở tuổi dậy thì chưa ổn định, có tháng buồng trứng phóng noãn nhiều hơn 1 lần, hoặc 2-3 tháng (thậm chí 5-6 tháng), buồng trứng mới phóng noãn 1 lần. Điều này dẫn đến việc các bạn gái ở tuổi dậy thì hay gặp phải trường hợp 2-3 tháng mới có kinh, lượng kinh ít, kinh nguyệt đến trễ, máu ra chút một trong vài ngày rồi vài hôm sau lại có trở lại.

Theo thống kê, có đến 70% các trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì xảy ra do rối loạn phóng noãn và nội tiết. Do vậy, bé gái ở tuổi dậy thì không cần phải lo lắng nhiều nếu đang trong tình trạng trễ kinh, bởi vì đây có thể là hiện tượng bình thường của sinh lý.

Tuy nhiên, trong trường hợp thời gian trễ kinh kéo dài liên tục, kèm theo các dấu hiệu như: đau bụng dưới, máu kinh bất thường (màu sắc, tính chất, có mùi hôi…), các bé cần liên hệ phụ huynh để đưa đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám sức khỏe ngay nhé.

Cách điều trị trễ kinh ở tuổi dậy thì 

Khi đến giai đoạn bắt đầu hành kinh, các bé nữ cần chú trọng nhiều hơn trong việc chăm sóc cơ thể, nhất là khu vực vùng kín.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cho các bé gái một chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ, cùng với lượng thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải cân bằng giữa việc học tập và vui chơi của con, nhằm giảm tối thiểu các hiện tượng, nguyên nhân trễ kinh hay kinh nguyệt bất thường, cụ thể như sau: 

trễ kinh có gây ảnh hưởng nhiều cho bé gái

Phụ huỳnh cần phải đồng hành cùng con trong giai đoạn bé hành kinh

  • Mỗi ngày, bạn gái cần uống đủ 1,5-2 lít nước, hết sức hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, bia rượu…

  • Tích cực rèn luyện thể dục, thể thao vừa sức, thường xuyên, tránh tình trạng mệt mỏi và stress kéo dài.

  • Vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt chú ý không được thụt rửa quá sâu phía trong âm đạo.

  • Lựa chọn các loại quần lót phù hợp về kích thước, chất liệu vải. Thay quần lót ít nhất 1 lần/ngày, giữ vùng kín khô ráo và thoáng mát. 

  • Vào những ngày hành kinh, cần thay băng vệ sinh từ 3-4 tiếng/lần, kết hợp vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh đảm bảo chất lượng.

  • Ngay khi có những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh, kèm theo những biểu hiện khác lạ (như đau bụng dữ dội, mệt mỏi…), các bé gái cần tới bệnh viện thăm khám ngay để có thể xác định được nguyên nhân chính xác, điều trị kịp thời - đúng cách, để tránh gây tác động xấu tới khả năng sinh sản trong tương lai.

Kinh nguyệt được xem là "tấm gương" phản chiếu tình trạng sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của bé gái. Vì thế, các bé gái đang ở độ tuổi dậy thì nên tham khảo qua các nguyên nhân trễ kinh ở trên, nhằm thu nạp thêm những kiến thức xoay quanh chủ đề kinh nguyệt nè. Mặc dù tình trạng trễ kinh sẽ không gây ảnh nhiều đến sức khỏe, nhưng các bé cần phải lưu ý nến triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì phải liên hệ ngay với người lớn và tìm gặp bác sẽ chuyên khoa nhé.

Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ và nguyên nhân gây bất thường

Không có kinh nhưng ra máu là do đâu, có nguy hiểm hay không?