Bình thường miệng trẻ em chảy nước dãi nhiều hơn người lớn. Đôi khi nó chảy quá nhiều làm cho các bà mẹ lo lắng nhưng đây có thể là một cột mốc mới đánh dấu sự phát triển của trẻ hoặc có thể tiềm ẩn bệnh lí nào đó trẻ có thể mắc phải.

Trẻ nhỏ chảy nước dãi nhiều có bệnh gì không? - BlogAnChoi


1. Do trẻ mọc răng


Khi trẻ bắt đầu mọc răng thì sẽ gây nên sự ngứa ngáy khó chịu cho trẻ khiến cho chúng muốn bỏ mọi thứ vào trong miệng của nó. Điều này làm cho tuyến nước bọt bị kích thích và tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường.


2. Để hỗ trợ quá trình tiêu hoá


Vì trong dạ dày của trẻ em cũng có chứa lượng axit dạ dày, vì thế tiết ra nước bọt để trung hoà lượng axit này cũng như khi trẻ có hiện tượng trào ngược thì sẽ giảm bớt sự kích ứng ở miệng và họng.


3. Trẻ mắc một số bệnh lí về đường hô hấp.


Chẳng hạn như trẻ bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm nắp thanh quản,...cũng kích thích tuyến nước bọt tăng tiết đờm giãi.


4. Vệ sinh răng miệng kém


Tác dụng của nước bọt không chỉ tiêu hoá thức ăn mà còn giúp rửa trôi những chất bẩn, vi khuẩn ở khoang miệng. Vệ sinh răng miệng kém thì cơ thể cũng phải tiết nhiều nước bọt để làm sạch hơn.