Nhiều chị em luôn trong trạng thái chật vật vì chả biết nguyên nhân không có kinh nguyệt xuất phát từ đâu.
Đối với phụ nữ kinh nguyệt là một yêu tố quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là trong quá trình thụ thai. Thế nên, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của kinh nguyệt cũng đều sẽ gián tiếp đe dọa thiên chức làm mẹ của các chị em.
Vì thế khi đến tháng dù đau bụng nhưng không có kinh, khiến cho tâm lý các chị em vô cùng hoang mang, lo lắng không biết do rối loạn nội tiết hay mang thai. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ tiết lộ các nguyên nhân không có kinh nguyệt và phương pháp điều trị cực an toàn và hiệu quả cho các chị em.
Kinh nguyệt là gì và tầm quan trọng của kinh nguyệt
Kinh nguyệt là gì?
Được biết, kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản.
Bên cạnh đó, kinh nguyệt còn là kết quả của việc niêm mạc tử cung bong ra và mang tính chu kỳ, sự thay đổi của nội tiết làm máu chảy từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trung bình trong khoảng 28 ngày với lượng máu mất ở mỗi kỳ kinh là 50-150 ml.
Không có kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Mỗi tháng, kinh nguyệt đều ghé thăm nữ giới vì có sự phối hợp nhịp nhàng về chức năng hoạt động giữa hệ thống cơ quan và nội tiết sinh sản. Nếu có bất cứ vấn đề nào trong quá trình hoạt động của các cơ quan này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Tầm quan trọng của kinh nguyệt
Ở mỗi kỳ kinh, buồng trứng sẽ rụng từ 1 đến 2 trứng. Khi trứng rụng, nếu gặp được tinh trùng thì sẽ diễn ra quá trình thụ tinh và lớp niêm mạc tử cung không bong nữa, vì lúc này nó phải thực hiện chức năng làm tổ (thụ thai).
Ngược lại, nếu quá trình ấy không diễn ra thì lớp nội mạc tử cung sẽ tiếp tục bong ra để chuẩn bị cho quá trình đào thải cùng máu kinh ra ngoài âm đạo. Vì thế, khi không có kinh nguyệt cũng đồng nghĩa với việc sức khỏe sinh sản của nữ giới đang bị đe dọa.
Bài viết liên quan: Cách khắc phụ không có kinh nguyệt sau sinh chuẩn khoa học
Nguyên nhân không có kinh nguyệt dù bụng đau quằn quại
Nhiều chị em liên tục thắc mắc về việc vẫn đau bụng âm ỉ khi tới tháng nhưng lại không hề có máu kinh. Thế nên, không ít người bị ảnh hưởng tâm lý vì liên tục sống trong trạng thái lo lắng, muốn có kinh nguyệt trở lại.
Vậy nên nhiều câu hỏi đặt ra là "nguyên nhân không có kinh nguyệt" là do đâu? Theo lời các chuyên gia sức khỏe thì những "thủ phạm" dưới đây đã góp phần gây nên tình trạng này.
Căng thẳng
Trải qua trạng thái tâm lý căng thẳng trong suốt thời gian dài rất dễ khiến cho quá trình sản xuất hormone giải phóng gonadotropin bị thay đổi, từ đó làm cản trở sự dụng trứng và kinh nguyệt bị rối loạn hoặc mất kinh.
Thể dục thể thao quá sức
Nếu tập thể dục thể thao quá sức có thể làm cho hormone tuyết giáp và tuyến yên bị thay đổi. Từ đó dẫn đến việc rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt cũng bất bình thường.
Hệ lụy sinh ra từ vấn đề này chính là phụ nữ dù đã "đến tháng" những vẫn không có kinh nguyệt. Tất nhiên, nếu việc tập thể dục thể thao chỉ duy trì mỗi ngày khoảng 1-2 giờ thì nó sẽ không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Một số bệnh lý mãn tính
Có một số bệnh lý mãn tính như: tuyến giáp, buồng trứng đa nang, đái tháo đường, u tuyến yên,... khiến cho nữ giới không có kinh nguyệt cho đến khi bệnh được điều trị hiệu quả.
Một số bệnh mãn tính cũng là nguyên nhân không có kinh nguyệt
Ngoài ra, có một số bệnh lý cấp tính cũng làm cân nặng giảm sút nhanh chóng, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn nội tiết tố cũng gây ra hiện tượng không có kinh nguyệt ở nữ giới và phải vài tháng sau khi đã điều trị bệnh xong thì kinh nguyệt mới trở về bình thường.
Đồng hồ sinh học
Vì một lý do nào đó mà lịch trình sinh hoạt bị thay đổi sẽ khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể thay đổi theo và kết quả là đã "đến tháng" nhưng "nàng dâu" vẫn không ghé thăm.
Tác động của thuốc
Việc dùng một số loại thuốc như: thuốc tuyến giáp, thuốc trầm cảm, thuốc chống co giật,... dễ gây ra hiện tượng trễ hoặc mất kinh tạm thời. Bên cạnh đó, sử dụng các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như: cấy que cấy tránh thai, đặt vòng tránh thai,... cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
Thay đổi về cân nặng
Bỗng nhiên cơ thể phải trải qua sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ về cân nặng thì cũng có thể dẫn đến hiện trạng không có kinh nguyệt. Béo phì còn ảnh hưởng đến progesterone và estrogen. Thậm chí, nó còn làm suy giảm khả năng sinh sản.
Với những người thiếu cân quá nhiều, do cơ thể bị thiếu chất béo và chất dinh dưỡng nên không có khả năng sản xuất hormone và kết quả là mất kinh tạm thời hoặc có kinh nhưng không đều.
Nói chung, việc thay đổi đột ngột về cân nặng gây trở ngại cho việc giải phóng hoặc sản xuất hormone từ đó trở thành nguyên nhân gây nên tình trạng không có kinh nguyệt.
Đang cho con bú
Khi đang cho con bú rất nhiều phụ nữ không có kinh, kinh ít hoặc kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể người mẹ đã cung cấp tất cả lượng calo cần thiết cho con.
Đang trong thời kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều nếu như một thời gian dài trước đó đã bị mất kinh hoặc đang bắt đầu có kinh. Trong độ tuổi dậy thì, các bạn gái có thể bị mất kinh cho đến khi kinh nguyệt bắt đầu có trở lại.
Ngoài ra, một số can thiệp bằng liệu pháp hormone, thuốc tránh thai cũng có thể dẫn đến việc không có kinh nguyệt hoặc trong một thời gian bị kinh nguyệt không đều.
Thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh là thời điểm phụ nữ chuyển từ tuổi sinh sản sang giai đoạn không còn khả năng sinh sản. Lúc này, kinh nguyệt có thể ra nhiều hoặc ít, thường xuyên hoặc không có kinh nguyệt. Thời kỳ mãn kinh khiến cho trứng không rụng nữa nên phụ nữ cũng không còn kinh nguyệt.
Mang thai
Đương nhiên nếu tất cả các nguyên nhân trên đều được loại bỏ thì xin chúc mừng bạn đã may mắn khi quay vào ô "có baby".
Cách khắc phục khi tới tháng nhưng không có kinh
Nếu nguyên nhân không có kinh nguyệt không phải do mang thai, mà xuất phát từ những lý do khác ở trên thì bạn có thể thử áp dụng vài cách sau đây để máu chảy lại như thường:
- Ăn các thực phẩm giúp kinh nguyệt ra nhanh hơn như: thực phẩm giàu vitamin C (trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, cải bó xôi, cà chua…), dứa, gừng, nghệ, rau mùi tây…
- Điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân. Chú ý ăn uống đầy đủ, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng có thể giám bớt tình trạng không có kinh nguyệt
- Tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, bạn có thể tập một vài động tác vận động nhỏ mỗi sáng tầm 15-30 phút hoặc tập luyện các bài tập yoga.
- Chú ý nghỉ ngơi, tránh làm việc quá căng thẳng. Bạn có thể thực hiện các hoạt động giúp thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, xem phim… Ngoài ra, bạn cũng cần ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
- Hạn chế dùng rượu, bia, thuốc lá vì những thói quen này có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết tố, gây rối loạn kinh nguyệt và dẫn đến tình trạng đau bụng nhưng không ra máu hay cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh.
Qua bài viết có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân không có kinh nguyệt ở nữ giới. Trong đó cũng có không ít nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm mẹ của các chị em. Vì thế, các chị em cần phải biết yêu thương bản thân nhiều hơn để tránh những rui rỏ có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn cảm thấy nặng hơn thì vẫn như mọi khi, lời khuyên chân thành cho bạn là nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để sớm được thăm khám và điều trị kịp thời để biết nguyên nhân không có kinh nguyệt nha nhé.
Xem thêm bài viết liên quan tại đây:
Phụ nữ có kinh nguyệt không đều ảnh hưởng sức khỏe thế nào?
Điều trị kinh nguyệt không đều tại nhà thế nào cho hiệu quả?