Mẹ bầu không chăm sóc răng miệng, tăng nguy cơ trẻ bị sâu răng từ khi mới sinh Ít mẹ biết rằng sức khỏe răng miệng của mẹ bầu cũng sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe răng miệng của trẻ sau này.
Nguy cơ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐛𝐢̣ 𝐬𝐚̂𝐮 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 từ khi còn nhỏ nếu như mẹ không chú ý. Việc chăm sóc sức khỏe của người mẹ trong thai kỳ là nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này. Và mẹ cũng sẽ bất ngờ khi biết nguy cơ trẻ bị sâu răng cũng có thể nhen nhóm từ sớm.
𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝐦𝐞̣ 𝐛𝐢̣ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐜𝐨̛ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐛𝐢̣ 𝐬𝐚̂𝐮 𝐫𝐚̆𝐧𝐠?
Khi mang thai, mẹ có thể nghe các bác sĩ dặn chú ý nhiều đến sức khỏe răng miệng cũng như đi khám nha khoa định kỳ. Đó là vì sức khỏe răng miệng của mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Xa hơn nữa là sự hoàn chỉnh của hàm răng em bé sau khi chào đời.
1️⃣𝐀̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐬𝐮̛̣ 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐧𝐡𝐢
Vì vậy, nếu như bà bầu bị bệnh răng miệng, bị sâu răng thì sẽ tăng nguy cơ trẻ bị sâu răng. Chắc các mẹ sẽ bất ngờ đúng không? Cụ thể hơn, các mẹ cần biết là mầm răng của em bé hình thành khi còn là thai nhi trong bụng mẹ. Đến khoảng thời gian bé chào đời 6-8 tháng thì răng mới bắt đầu mọc lên.
Nếu mẹ bị bệnh răng miệng gây ảnh hưởng việc ăn uống, cung cấp dinh dưỡng thì bé có nguy cơ không đủ canxi để phát triển xương và răng của mình. Một nguy cơ khác đó là vi khuẩn từ bệnh sâu răng của người mẹ có thể đi vào máu và gây sinh non.
2️⃣𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐜𝐨̛ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐛𝐢̣ 𝐬𝐚̂𝐮 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̀ 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐡𝐚̀𝐨 đ𝐨̛̀𝐢
Trong quá trình chăm sóc con sau khi chào đời, vi khuẩn sâu răng có thể lây từ mẹ và những người xung quanh sang bé. Cụ thể thông qua việc người lớn hôn bé, bón thức ăn cho bé (từ ống hút, đũa hay thìa mà người lớn đã sử dụng). Tiếp đó, vi khuẩn sẽ khu trú trong khoang miệng của trẻ, sinh sôi ngay khi răng nhú và tăng nguy cơ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐛𝐢̣ 𝐬𝐚̂𝐮 𝐫𝐚̆𝐧𝐠.
Thời gian trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi là lúc trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn sâu răng nhất. Do đó, những em bé có mẹ bị sâu răng cũng có nguy cơ sâu răng từ sớm rất cao. Vì vậy mà người mẹ cần ý thức kỹ hơn về vấn đề sức khỏe răng miệng của mình. Điều này vừa tốt cho mẹ mà còn quyết định sức khỏe răng miệng của trẻ sau này nữa.
𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮, 𝐧𝐠𝐮̛̀𝐚 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐛𝐢̣ 𝐬𝐚̂𝐮 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐬𝐚𝐮 𝐧𝐚̀𝐲
Để ngừa việc trẻ bị sâu răng từ sớm, các mẹ cần thực hiện chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ dành cho các mẹ nhé:
1️⃣𝐂𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐬𝐚̂𝐮
Đầu tiên thì mẹ cần đi kiểm tra nha khoa để bác sĩ đánh giá tình hình sâu răng của mình. Thông thường với các vết sâu răng thời kỳ đầu thì các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách trám răng không dùng đến thuốc tê. Việc trám sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng lan tới tủy gây viêm tủy, chết tủy. Tuy nhiên, thời điểm phù hợp để thực hiện điều trị là nên vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ, khi thai nhi đã ổn định hơn.
Song song đó, bà bầu cần giữ gìn và chăm sóc răng. Tránh ăn các đồ cứng, uống nước có gas. Chải răng bằng bàn chải mềm 2 lần 1 ngày. Súc miệng kỹ càng sau khi ăn hoặc sau khi nôn do ốm nghén.
2️⃣𝐕𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ 𝐧𝐡𝐨̂̉ 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐬𝐚̂𝐮, 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧
Nhiều mẹ thắc mắc trong thời gian mang thai có nên nhổ răng sâu hay răng khôn hay không. Bác sĩ khuyên trong thời gian này đặc biệt lưu ý không nên nhổ răng vì có thể gây viêm nhiễm ảnh hưởng tới em bé. Tuyệt đối tránh xa việc chụp X quang.
Nếu vấn đề răng sâu, răng khôn ảnh hưởng nhiều tới mẹ, gây ra các triệu chứng khác như đau nhức, sốt, sưng nóng… thì mẹ cần đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị phù hợp.
Trường hợp bệnh liên quan tới tủy răng hoặc cần phải lấy tủy thì tốt nhất là đợi sau khi sinh em bé. Vì điều trị tủy bắt buộc phải chụp X-quang và gây tê, quá trình này ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Nên tuyệt đối tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ.
3️⃣𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐫𝐚́𝐧𝐡
Chăm sóc răng miệng cho bà bầu, giảm nguy cơ trẻ bị sâu răng thì mẹ cũng cần tránh một số sai lầm thường gặp nhé. Đầu tiên là các mẹ không nên tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên nghe các phương pháp chữa sâu răng không có căn cứ khoa học. Vì có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, hoặc thậm chí sử dụng các thuốc bôi hay nguyên liệu trị sâu răng… gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Không sử dụng các loại tăm để xỉa hay đụng chạm vào chỗ sâu răng, có thể làm vết sâu răng to hơn và tạo điều kiện cho thức ăn mắc kẹt.
Sau khi nôn ói thì không nên đánh răng ngay vì có thể gây hại cho men răng, khiến răng dễ bị sâu hơn.
Mẹ đã biết được sức khỏe răng miệng của mình quan trọng và liên quan đến nguy cơ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐛𝐢̣ 𝐬𝐚̂𝐮 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 sau này rồi. Hy vọng mẹ có thể bảo vệ răng miệng của mình khỏe mạnh, đồng thời giúp thai kỳ suôn sẻ và bình an nhé!