Ít mẹ biết rằng những thói quen chăm sóc răng miệng đơn giản hằng ngày có thể ảnh hưởng nguy cơ sinh non ở bà bầu. Vậy thì bà bầu cần chú ý những gì để giảm thiểu nguy cơ sinh non?
Các mẹ có thể giảm và tránh được 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐜𝐨̛ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐨𝐧 trong thai kỳ nếu như có kiến thức và chăm sóc răng miệng đúng cách. Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này nhé.
𝐍𝐠𝐮𝐲 𝐜𝐨̛ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐨𝐧 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 𝟕 𝐥𝐚̂̀𝐧 𝐧𝐞̂́𝐮 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐛𝐢̣ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠
Sinh non là trẻ sinh ra trước 37 tuần tuổi thai hoặc trước 259 ngày tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối của mẹ. Có khoảng 12% tổng số trẻ được sinh ra là non tháng. Trẻ sinh non có nhiều thiệt thòi về sức khỏe hơn so với trẻ sinh thường nên mẹ cần chú ý chăm sóc để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh nhất.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh non. Và một trong số đó đến từ các bệnh răng miệng trong thời gian mang thai. Cụ thể nếu như mẹ chăm sóc răng miệng không đúng cách, có bệnh răng miệng thì có thể làm tăng 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐜𝐨̛ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐨𝐧 tới 7 lần so với các mẹ khác.
Quá trình này cụ thể hơn đó là khi bị bệnh răng miệng, khoang miệng bị nhiễm khuẩn thì các vi khuẩn dễ đi vào máu của người mẹ. Kết quả là gây nhiễm trùng, làm tăng hormone prostaglandin (PGE2), kích thích cơn chuyển dạ sớm.
𝐓𝐫𝐞̉ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐨𝐧 𝐬𝐞̃ 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐭𝐡𝐨̀𝐢 𝐠𝐢̀?
Nếu như em bé bị sinh non thì có thể phải đối mặt với các nguy cơ về sức khỏe dưới đây: Nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu do hệ miễn dịch của trẻ sinh non vẫn chưa hoàn thiện so với các bé sinh đủ tháng.
⚡Các vấn đề về hô hấp, bé có thể chưa tự thở được vì phổi và hệ hô hấp vẫn chưa hoàn thiện hẳn.
⚡Việc điều chỉnh thân nhiệt cũng chưa được hoàn thiện, thậm chí bé có thể dễ bị hạ thân nhiệt và ảnh hưởng tới hệ hô hấp.
⚡Nguy cơ bị vàng da sơ sinh kéo dài và có thể phát triển thành vàng da bệnh lý.
⚡Trẻ sinh non có thể đối diện nguy cơ xuất huyết não thất hay các vấn đề về não bộ hơn so với trẻ sinh thường.
⚡Một số các biến chứng sức khỏe khác như vấn đề về tiêu hóa, trao đổi chất, thị lực, thính giác...
𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠 𝐜𝐨̀𝐧 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 đ𝐞̂́𝐧 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨?
Bệnh răng miệng không chỉ làm tăng nguy cơ sinh non ở các bà bầu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân của người mẹ. Chẳng hạn như nếu mẹ mắc viêm lợi khi mang thai thì còn có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, bệnh tim, thận, tiền sản giật…
Người mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến chuyện ăn uống, từ đó có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bản thân và thai nhi. Con sinh ra cũng có nguy cơ bị thấp bé, nhẹ cân.
𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝐦𝐞̣ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐡𝐚𝐲 𝐦𝐚̆́𝐜 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐦𝐢𝐞̣̂𝐧𝐠?
Để tránh nguy cơ sinh non thì các mẹ cần cảnh giác với các bệnh răng miệng. Nếu như trước đó mẹ chưa từng mắc, thì cũng không nên lơ là, vì đối tượng bà bầu cũng dễ bị bệnh răng miệng do một số nguyên nhân sau:
👉Sự thay đổi hormone trong thai kỳ nên dễ gây viêm lợi, viêm nha chu
👉Do bà bầu ốm nghén, nôn ói… nếu không súc miệng hay làm sạch kỹ thì dễ khiến vi khuẩn ở lại trong khoang miệng, các axit dạ dày cũng ảnh hưởng tới men răng.
👉Việc thay đổi chế độ ăn uống trong thai kỳ cũng góp một phần không nhỏ.
👉Do thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách.
👉Một số thói quen xấu của bà bầu như ăn đồ ngọt, ăn đồ chua, ăn nhiều tinh bột… và gây ra các mảng bám ở răng.
👉Do thiếu hụt canxi trong thời gian mang thai cũng khiến sức khỏe của răng bị suy yếu. Viêm nướu nha chu, sâu răng, mòn răng hay u nướu thai nghén là các loại bệnh răng miệng thường gặp nhất ở bà bầu.
𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐭𝐮̛̀ 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐠𝐢𝐚 𝐝𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮
Để giảm nguy cơ sinh non từ các bệnh răng miệng, bác sĩ khuyên các mẹ nên:
⚡Khám sức khỏe trước khi mang thai kỹ càng, trong đó có kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nếu như có các bệnh về răng miệng thì mẹ nên điều trị dứt điểm trước rồi hãy mang thai.
⚡Trong thời gian mang thai, mẹ cần duy trì thói quen chải răng 2-3 lần mỗi ngày bằng các loại bàn chải mềm.
⚡Sau khi bị nôn do ốm nghén, mẹ đừng chải răng ngay lập tức mà hãy súc miệng thật sạch rồi chờ ít nhất 1 tiếng mới đánh răng nhé. Điều này để tránh làm tổn hại men răng của mẹ.
⚡Hãy tạo thói quen súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn khoang miệng.
⚡Tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, phốt pho, vitamin B12, vitamin C để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, giúp răng thêm chắc khỏe.
⚡Loại bỏ các thói quen xấu như ăn đồ ngọt, uống nước có ga, ăn thức ăn cứng… vì chúng ảnh hưởng xấu tới răng của mẹ đấy.
Sau cùng, mẹ cũng cần chú ý là đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra nha khoa theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe kỹ càng. Như vậy mẹ mới có thể kiểm soát và giảm 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐜𝐨̛ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐨𝐧, giúp bé yêu của mình phát triển tốt nhất. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.