Với tình hình các chiêu thực 'l.ừ.a' ngày càng tinh vi như hiện nay, điều quan trọng nhất là mọi người phải thường xuyên theo dõi thông tin, cập nhật tình hình để biết trước và không 'sập bẫy' khi đối tượng nhắm đến mình.
Thông tin về người phụ nữ này vừa được báo chí đăng tải và cảnh báo thủ đoạn mới, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
Cụ thể, ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an quận Long Biên đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Theo đó, vào ngày 17/11/2024, chị Đ (HKTT: Long Biên, Hà Nội) có đăng ký tuyển dụng nhân sự của một ngân hàng trên mạng xã hội facebook.
Sau đó, chị Đ nhận được cuộc gọi của một đối tượng giới thiệu là bộ phận tuyển dụng nhân sự ngân hàng thông báo lịch hẹn phỏng vấn online. Đến ngày 19/11/2024, đối tượng gửi mail hướng dẫn chị tải phần mềm và trải nghiệm dự án của ngân hàng.
Chị Đ bị các đối tượng dẫn dắt đầu tư vào dự án và nạp gần 2 tỷ đồng nhưng không rút được tiền ra. Phát hiện mình bị lừa, chị đã đến Công an phường Bồ Đề, quận Long Biên trình báo sự việc.
Công an thành phố cho hay, thời gian qua, xuất hiện thủ đoạn lừa đảo qua hình thức mạo danh ngân hàng để tuyển dụng nhân viên. Các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân tham gia trải nghiệm dự án của ngân hàng rồi dẫn dắt nạn nhân đầu tư để chiếm đoạt tiền.
Vì vậy, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi gửi hồ sơ tuyển dụng cho các công ty, doanh nghiệp, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về việc tuyển dụng trên website chính thức của công ty hoặc số đường dây nóng.
Đặc biệt cần cảnh giác khi tham gia các dự án đầu tư online được giới thiệu là lãi suất cao, rút tiền nhanh. Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Mọi người nên cập nhật thông tin hữu ích cho bản thân mình: Các chiêu thức lừa đảo qua mạng phổ biến hiện nay
Trong thời đại công nghệ phát triển, l/ừ/a đ/ả/o qua mạng ngày càng tinh vi, đ/e d/ọ/a tài sản và thông tin cá nhân của nhiều người. Dưới đây là các chiêu thức l/ừ/a đ/ả/o phổ biến mà bạn cần cảnh giác.
1. Giả mạo ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
L/ừ/a đ/ả/o qua email, tin nhắn hoặc cuộc gọi g/i/ả mạo ngân hàng là hình thức phổ biến. Kẻ gian thường gửi tin nhắn yêu cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu, hoặc mã OTP dưới lý do "xác minh tài khoản" hoặc "bảo mật".
Cách phòng tránh: Không bao giờ cung cấp thông tin nhạy cảm qua các đường dẫn không rõ nguồn gốc. Liên hệ trực tiếp với ngân hàng để xác minh nếu có nghi ngờ.
2. Mua bán trực tuyến
Kẻ l/ừ/a //đảo đăng bán hàng với giá rẻ bất ngờ hoặc yêu cầu chuyển khoản trước để "giữ hàng". Sau khi nhận tiền, chúng chặn liên lạc hoặc giao sản phẩm kém chất lượng.
Cách phòng tránh: Chỉ giao dịch trên các nền tảng uy tín và chọn phương thức thanh toán an toàn như COD (nhận hàng trả tiền).
3. C/h/i/ế/m tài khoản mạng xã hội
Kẻ g/i/an chiếm quyền truy cập tài khoản Facebook, Zalo của bạn, sau đó nhắn tin vay tiền hoặc xin mã OTP từ danh sách bạn bè.
Cách phòng tránh: Kích hoạt bảo mật 2 lớp và không chia sẻ mã OTP cho bất kỳ ai.
4. Đầu tư tài chính và tiền ảo
Kẻ l/ừa đ/ảo mời chào tham gia các dự án đầu tư với lợi nhuận cao không tưởng, thường nhắm vào những người thiếu kinh nghiệm. Khi bạn đầu tư một khoản lớn, chúng sẽ biến mất.
Cách phòng tránh: Tìm hiểu kỹ dự án và cảnh giác với các cam kết lợi nhuận "bảo đảm".
5. Phishing (L/ừ/a qua email hoặc website g/i/ả mạo)
Kẻ gian tạo ra các trang web giả mạo trông giống hệt trang thật, thường là ngân hàng hoặc thương mại điện tử, để đánh cắp thông tin cá nhân.
Cách phòng tránh: Kiểm tra kỹ đường link trước khi nhập thông tin, tránh truy cập các trang web không rõ nguồn gốc.
6. Tuyển dụng việc làm
Chiêu thức này thường nhắm vào người tìm việc. Kẻ gia/n hứa hẹn việc làm hấp dẫn, yêu cầu nộp tiền cọc hoặc cung cấp thông tin cá nhân để "xác minh".
Cách phòng tránh: Tìm hiểu kỹ nhà tuyển dụng và không chuyển tiền trước cho bất kỳ lý do nào.
7. Cuộc gọi g.iả danh
Kẻ gian g.iả danh công an, viện kiểm sát, hoặc nhân viên bưu điện thông báo bạn liên quan đến một vụ án, sau đó yêu cầu chuyển tiền để "hợp tác điều tra".
8. Khuyến mãi và trúng thưởng
Kẻ l/ừa đả/o gửi tin nhắn hoặc email thông báo bạn trúng thưởng lớn và yêu cầu thanh toán "phí xử lý" hoặc cung cấp thông tin cá nhân để nhận giải.
Cách phòng tránh: Cảnh giác với các khuyến mãi hoặc giải thưởng không rõ ràng, đặc biệt nếu bạn không tham gia bất kỳ chương trình nào.