Mặc dù vắc xin 'cô vi' đã chứng minh khả năng bảo vệ rất cao, nhưng gần đây đã có nhiều bằng chứng cho thấy hiệu quả này chỉ đạt tới 6 tháng rồi suy giảm.
Thậm chí có bằng chứng cho thấy nguy cơ nhiễm 'cô vi' ở người tiêm vắc xin của Pfizer cao gấp 2 lần chỉ sau 3 tháng mọi người ạ.
Thông tin này khiến rất nhiều lo ngại khi hiệu quả của vắc xin suy giảm như vậy thì sau khoảng thời gian này điều gì sẽ xảy ra và khi nào thì hiệu quả có thể về 0.
Mới đây, một nghiên cứu của Thụy Điển đã điều tra hiệu quả của việc tiêm chủng đối với nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng, nhập viện và không qua khỏi cho đến 9 tháng sau khi tiêm chủng, thậm chí cả thời gian vắc xin Pfizer không còn hiệu lực mọi người ạ.
Những thông tin này mình vừa đọc được trên báo Thanh niên online, giờ chia sẻ lại cho những ai quan tâm nha.
Vắc xin có hiệu quả chống lại nhiễm 'cô vi' và bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm virus, bệnh nặng và không qua khỏi. Shutterstock
Vậy hiệu quả của vắc xin diễn biến như thế nào cho đến 9 tháng sau khi tiêm chủng?
Hiện có một số bằng chứng cho thấy hiệu quả của vắc xin chống lại vi rút bị suy giảm sau 6 tháng tiêm chủng. Thế nhưng việc bảo vệ khỏi diễn biến nặng dường như vẫn được duy trì.
Dù vậy, mới đây một nghiên cứu của Thụy Điển đã điều tra hiệu quả của việc tiêm chủng đối với nguy cơ nhiễm 'cô vi' có triệu chứng, nhập viện và không qua khỏi cho đến 9 tháng sau khi tiêm chủng.
Nghiên cứu này đã được công bố trên trang web Preprints with The Lancet trong khi chờ đánh giá của các đồng nghiệp.
Các chuyên gia đã theo dõi hơn 5,8 triệu người được cập nhật tình trạng tiêm chủng và các trường hợp nhiễm 'cô vi' từ ngày 12/1/2021 - 4/10/2021, được theo dõi khả năng miễn dịch đến 9 tháng sau khi tiêm chủng. Kết quả như sau:
Với vắc xin Pfizer: Hiệu quả của vắc xin Pfizer chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 giảm dần từ 92% ở ngày thứ 15-30 xuống còn 47% sau 4 - 6 tháng, và không còn hiệu quả từ 7 tháng trở đi.
Với vắc xin Moderna: Hiệu quả của vắc xin này còn 59% từ 6 tháng trở đi trong việc chống lại nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.
Với vắc xin Astrazeneca: Hiệu quả của vắc xin Astrazeneca thấp hơn và có sự suy yếu nhanh hơn, thậm chí còn hoàn toàn không còn hiệu quả từ 4 tháng trở đi.
Thế nhưng đối với người được tiêm mũi 1 vắc xin Astrazeneca và mũi 2 Moderna, vẫn duy trì được hiệu quả đến 66% sau 4 tháng. Ngoài ra, nghiên cứu của Thụy Điển cũng cho thấy hiệu quả của vắc xin thấp hơn và suy yếu nhanh hơn ở nam giới và những người lớn tuổi.
Hiệu quả của vắc xin Astrazeneca, Pfizer về 0 chỉ sau 4 và 7 tháng sau tiêm chủng. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Về hiệu quả của vắc xin 'cô vi' trong việc chống bệnh nghiêm trọng ở F0 như sau:
Theo kết quả thu được từ nghiên cứu cho thấy, hiệu quả của vắc xin chống lại 'cô vi' nghiêm trọng giảm từ 89% ở ngày thứ 15-30 xuống còn 42% kể từ 6 tháng trở đi.
Hiệu quả suy giảm này đáng chú ý là ở người đã được tiêm vắc xin Astrazeneca, ở nam giới, ở những người có bệnh nền và người già yếu.
Như vậy sau nghiên cứu này cho thấy, việc tiêm mũi vắc xin thứ 3 cho người dân là rất cần thiết, việc tiêm chủng này cần ưu tiên những người có nguy cơ cao bị bệnh nặng và không qua khỏi.
Những thông tin trên mình đọc được trên báo nên chia sẻ lại, như vậy mọi người cũng đã thấy hiệu quả của vắc xin diễn biến như thế nào cho đến 9 tháng sau khi tiêm chủng rồi. Vì vậy hãy sẵn sàng để tiêm mũi thứ 3 khi được yêu cầu để bảo vệ bản thân nha.
Nguồn: Tổng hợp