Hy vọng những phát hiện này sẽ có thêm khuyến khích phụ nữ mang thai đi tiêm chủng
Mặc dù theo khuyến cáo của Bộ Y Tế là phụ nữ mang thai trên 13 tuần nên tiêm đủ số mũi vắc xin phòng nCoV và kết thúc mũi tiêm thứ hai trước 36 tuần 6 ngày nhưng em thấy trên các hội nhóm, nhiều mẹ bầu vẫn rất phân vân khi đứng trước quyết định có nên tiêm vaccine nCoV trong thời gian mang thai hay không.
Bản thân em cách đây vài tháng cũng là mẹ bầu trải qua thời kỳ dịch bệnh bùng nổ phức tạp nhất tại nơi em sinh sống. Lúc đó em thực sự hoang mang vì không biết tiêm ngừa vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng hay không. Đi tham khảo ý kiến của các mẹ bầu thì ai cũng mới chỉ bắt đầu tiêm mũi 1 nên vấn đề có ảnh hưởng hay không thực sự không ai dám khẳng định được điều gì hết. Nhưng không còn sự lựa chọn nào khác, cuối cùng em quyết định đi tiêm vaccine khi mang bầu ở tuần thứ 16. Sau đó 2 tháng, em tiếp tục tiêm vaccine mũi 2. Hiện tại em đã sinh con được 3 tuần, trộm vía là con trai em chào đời rất ngoan và khỏe mạnh. Nên bây giờ bạn bè em mang bầu mà hỏi có nên tiêm vaccine phòng nCoV khi mang thai hay không thì em đều khẳng định là nên các mẹ ạ.
Vừa hay sáng nay em đọc được thông tin trên 163 cho biết một nghiên cứu từ Hoa Kỳ tiết lộ những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ đã tiêm vaccine nCoV trong thời gian mang thai có sẵn kháng thể ở trong người. Em nghĩ đây cũng là động lực để các mẹ bầu tự tin hơn trong việc tiêm phòng loại vaccine này trong thời gian mang thai. Em xin chia sẻ nghiên cứu này trong bài viết dưới đây để các mẹ cùng tham khảo nhé.
Theo đó, một nghiên cứu nhỏ từ các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston (Hoa Kỳ) cho thấy trẻ được sinh ra từ các bà mẹ được tiêm vắc-xin COVID-19 trong thai kỳ khi được 6 tháng tuổi sẽ nhiều khả năng có kháng thể chống lại vi-rút hơn so với trẻ sinh ra từ những bà mẹ không được tiêm vắc-xin. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí JAMA cho hay, nhóm đã xem xét 28 trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có mẹ được tiêm hai liều vaccine mRNA nCoV trong khoảng thời gian từ 20 đến 32 tuần tuổi thai, khi các bà mẹ chuyển giao kháng thể ở mức độ cao nhất qua nhau thai sang thai nhi. Các nhà nghiên cứu đã so sánh chúng với 12 đứa trẻ cùng tuổi có mẹ bị nhiễm virus cùng một lúc.
Kết quả, họ phát hiện ra rằng 57% trẻ sinh ra từ các bà mẹ được tiêm chủng có kháng thể; nhưng chỉ 8% trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm bệnh và không được tiêm chủng có kháng thể.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Andrea Edlow của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết: "Từ cha mẹ đến bác sĩ nhi khoa, và nhiều nhà nghiên cứu đã tự hỏi kháng thể của mẹ có thể tồn tại trong bao lâu ở trẻ sơ sinh sau khi tiêm chủng và bây giờ chúng tôi có thể cung cấp một số câu trả lời. Chúng tôi hy vọng những phát hiện này sẽ có thêm khuyến khích phụ nữ mang thai đi tiêm chủng".
Trước đây em cũng đọc nhiều tài liệu từ Chuyên gia của dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, các vaccine nCoV hiện đang sử dụng không chứa virus sống, không thể lây nhiễm SARS-CoV-2 vào bào thai và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vậy nên nếu mẹ nào đang có kế hoạch mang thai thì tiêm vắc xin cũng không bị ảnh hưởng. Vì vậy mà mọi quốc gia cũng như phụ nữ mang thai nên được tuyên truyền về lợi ích của vaccine. Bởi phụ nữ mang thai nằm trong đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm nCoV và do đó tiêm phòng vaccine mang lại lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Tất nhiên, trước khi tiêm, phụ nữ mang thai cần phải sàng lọc về độ tuổi và nguy cơ lâm sàng.
Nguồn hình: Internet
Thực sự là trong giai đoạn dịch bệnh đang bùng phát như thời điểm hiện nay, điều tốt nhất mà các bà mẹ đang chuẩn bị có kế hoạch mang thai, đang có thai và cho con bú là bổ sung chất đề kháng mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch bằng các cách sau:
Tỏi: Tỏi được xem là danh sách thực phẩm đề phòng cúm hàng đầu, hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc.
Các trái cây thuộc họ cam quýt: Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh.
Gừng: Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
Sữa chua: Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Quả kiwi: Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.
Nguồn: reuters, jamanetwork, 163