Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi “mức lương phải đóng thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu?”. Việc biết được thông tin về mức lương cũng như thuộc đối tượng nộp thuế nào rất quan trọng. Điều đó giúp chúng ta biết được nghĩa vụ nộp thuế của mình đối với đất nước cũng như tính toán các khoản chi tiêu cho hợp lý.
Việc biết mức lương mình được nhận sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu dường như vẫn là vấn đề khúc mắc của rất nhiều người. Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết những thông tin quan trọng về mức lương cũng như quy định đóng thuế theo luật pháp Việt Nam hiện hành để người lao động có được cái nhìn đúng đắn nhất.
>>> Xem thêm: Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì?
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Do đó việc nộp thuế thu nhập cá nhân cũng góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư.
Mức Lương Phải Đóng Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Bao Nhiêu?
Mỗi người lao động có một mức lương riêng tùy thuộc vào năng lực lao động của mỗi người. Do đó, việc quy định các mức thuế khác nhau để đảm bảo công bằng trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất. Theo đó, người có mức lương, thu nhập càng cao thì thuế đóng sẽ càng phải nhiều. Một số trường hợp được miễn trừ thuế thu nhập cá nhân do mức lương quá thấp và không đủ chi trả.
>>> Xem thêm: Thu Nhập Bao Nhiêu Thì Phải Đóng Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Một số trường hợp được miễn trừ thuế thu nhập cá nhân Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC như sau:
Giảm trừ gia cảnh: Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
Mức giảm trừ gia đình:
- Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
- Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
- Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
- Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
- Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Căn cứ vào những trường hợp giảm trừ trên đây, nếu bạn không thuộc trường hợp nào thì bạn phải thực hiện nộp thuế đầy đủ cho cơ quan nhà nước. Số thuế phải nộp được tính theo công thức dưới đây:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 20%
Trường hợp 1: Nếu hợp đồng lao động dưới 3 tháng, mức lương chi trả từ 2 triệu đồng trở lên thì thuế thu nhập cá nhân sẽ tính theo thuế suất toàn phần:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 10%
Trường hợp 2: Nếu hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại Việt Nam thì thuế được tính theo kiểu lũy tiến từng phần:
Thu nhập tính thuế được xác định bằng công thức:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
>>> Xem thêm: Thuế Thu Nhập Cá Nhân Bất Thường Được Tính Thế Nào?
Ví Dụ Về Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Ngày 31/07/2020, ông N nhận được các khoản lương như sau:
- Lương theo ngày công: 17.000.000 đồng
- Thưởng doanh thu tháng 7: 6.000.000 đồng
- Làm thêm giờ ngày thường: 2.000.000 đồng
- Phụ cấp ăn trưa: 900.000 đồng
- Phụ cấp điện thoại: 200.000 đồng
- BHXH đã đóng: 945.000 đồng
Ông N có đăng ký giảm trừ 2 người phụ thuộc là con trai và mẹ đẻ.
Khi đó, thu nhập chịu thuế ông N là: 17.000.000 + 6.000.000 + 2.000.000 = 25.000.000 đồng
Thu nhập tính thuế = 25.000.000 - 945.000 - 9.000.000 - 7.200.000 = 7.855.000 đồng
Thuế TNCN phải nộp = 7.855.000 x 5% = 392.750 đồng
Tổng Kết
Thông qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã biết được mức lương phải đóng thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu rồi. Hãy theo dõi các bài viết sau của chúng tôi để được tư vấn về thuế mới nhất nhé. Nếu bạn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Theo dõi các bài viết tiếp theo tại Webtretho.Com để được chia sẻ kiến thức hay và thú vị!