Dù các đối tượng dùng thủ đoạn không mới, nhưng điều đáng nói là vẫn có rất nhiều người sập bẫy, thậm chí là mất đi số tiền rất lớn. Công An Hà Nội một lần nữa lên tiếng cảnh báo về thủ đoạn gọi điện thoại nhằm lấy tiền trong tài khoản.
Mong rằng mọi người sẽ cùng nhau chia sẻ để thông tin này đến được với nhiều người, không ai còn bị mất tiền trong những tình huống tương tự như thế này nữa!
Vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an quận quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã khởi tố vụ án l/ừ/a đ/ả/o c/h/i/ế/m đ/o/ạ/t t/ài sản lên đến 10 tỷ đồng chỉ sau một cuộc điện thoại.
Theo đó, Công an quận Cầu Giấy tiếp nhận đơn trình báo của anh T. (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) về việc anh có nhận được điện thoại của một đối tượng giả danh cán bộ công an, yêu cầu anh cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo”. Sau khi cài đặt xong, anh T. phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất 10 tỷ đồng nên đã đến cơ quan Công an trình báo.
Ngày 18/7, Công an TP Hà Nội thông tin, trong thời gian qua mặc dù liên tục cảnh báo về thủ đoạn giả danh công an gọi điện yêu cầu người dân cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo" để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí, mất cảnh giác nên đã "sập bẫy" thủ đoạn này.
Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ công an gọi điện cho người dân thông báo căn cước công dân của họ bị lỗi trên hệ thống hoặc cần phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh, rồi yêu cầu người dân đến cơ quan công an để làm việc. Với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ, đối tượng sẽ thúc ép để người dân phải khẩn trương tải phần mềm Dịch vụ công “giả mạo”, do đối tượng cung cấp.
Ngay sau khi cài đặt phần mềm giả mạo này, người dân sẽ bị đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.
Khẩn: Công an TP Hà Nội cảnh báo dịch vụ công giả mạo, người dân tuyệt đối tránh không cài đặt, không nhấn vào các link lạ do đối tượng gửi
Liên quan đến l/ừ/a đ/ả/o qua các cuộc gọi; theo Công an TP Hà Nội, nguy hiểm ở chỗ các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển hết tiền của bị hại.
Để phòng tránh mất tiền oan, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại cần nhanh chóng tắt điện thoại, tắt wifi và đến trình báo với cơ quan chức năng gần nhất.
Công an TP nhấn mạnh, các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển hết tiền của bị hại.
Mọi người chú ý, công an không bao giờ làm việc qua điện thoại mà sẽ đến trực tiếp, ảnh minh họa: dSD
Một hình thức lừa đảo khác cũng thông qua cuộc gọi điện thoại
Ngày 8.6, bà L.T.G (81 tuổi, trú tại thôn Lãng Xuyên, xã Gia Tân, H.Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) nhận nhiều cuộc gọi xưng cán bộ công an, thông báo bà G. liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, yêu cầu bà chuyển 100 triệu đồng, nếu không sẽ bị b/ắ/t g/i/am. Do lo sợ, chiều cùng ngày, bà G. đến Quỹ tín dụng nhân dân xã Gia Tân, để rút tiền trong sổ tiết kiệm nhằm chuyển cho đối tượng.
Thấy bà G. có dấu hiệu lo lắng, liên tục yêu cầu rút tiền nhanh, thường xuyên nghe điện thoại, cán bộ công an xã đang làm nhiệm vụ tại khu vực gần quỹ tín dụng đã tiếp cận. Sau khi kiểm tra thông tin, cán bộ công an mời bà G. về trụ sở làm việc, vận động bà không nghe và làm theo yêu cầu của đối tượng l/ừ/a đ/ả/o qua điện thoại. Sau khi được phân tích rõ về phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm, bà G. nhận thức được tình hình, thoát khỏi bẫy lừa.
Đọc thông tin về cụ bà 81 tuổi ở Hải Dương suýt bị l/ừ/a mất 100 triệu đồng, bạn đọc HyAsbNg cho biết người thân của mình bị lừa với cùng kịch bản, nhưng không may mắn như cụ bà L.T.G: "Vừa mới cách đây vài ngày, mẹ tôi năm nay 77 tuổi, cũng bị lừa đảo tương tự và bà đã bị mất 60 triệu đồng".
Nhiều bạn đọc cho hay từng nhận cuộc gọi thông báo cắt điện, dừng thuê bao di động để dụ người nghe bấm phím, gài bẫy đánh cắp tiền. "Cách đây vài ngày, tôi nhận cuộc gọi thông báo hợp đồng điện sẽ bị tạm ngưng trong hai giờ nữa, muốn tiếp tục sử dụng bấm phím 6 để gặp nhân viên hỗ trợ. Lâu nay tôi chưa từng biết thông báo cắt điện kiểu này, mà quan trọng là tôi vừa mới đóng tiền điện, nên tắt máy không nghe nữa", bạn đọc Landhome kể.