Đối với trẻ em, do còn nhỏ, chưa hiểu biết nên có thể có những hành vi tự tiện ở nơi công cộng. Lúc này cha mẹ cần thực hiện đúng trách nhiệm giám hộ của mình và chăm sóc con thật tốt để tránh những hiểu lầm không đáng có.
Gần đây, cha mẹ của một em bé 2 tuổi ở đại lục đã phải bồi thường 110.00 nhân dân tệ (khoảng 367triệu đồng), chỉ vì 1 vũng nước…. của con.
Ảnh minh họa (Nguồn OTS)
Vào tháng 6 năm 2022, tại khoa ngoại trú nhi khoa của một bệnh viên, anh Lưu đưa con đến để khám cấp cứu. Lúc đó anh đang đi dép lê, vì lo lắng nên không chú ý, trượt chân vào một vũng nướ té ngã. Sau đó anh ấy được chẩn đoán là gãy xương nặng và phải tốn rất nhiều tiền cho chi phí y tế. Thiệt hại bao gồm cả việc bị mất việc làm vì thời gian điều trị quá lâu. Sau đó, anh Lưu cho rằng mình té ngã là do sự thiếu quản lý của bệnh viện nên đã thương lượng với bệnh viện về các vấn đề bồi thường liên quan, nhưng cuối cùng không đạt được thỏa thuận. Trong tuyệt vọng anh đã kiện bệnh viện ra tòa.
Bệnh viện đã truy xuất video giám sát và phát hiện trong vòng 12 giây trước khi anh Lưu đi ngang qua một vũng "nước", em bé bé Tiểu Khiết 2 tuổi rưỡi đi cùng một bảo mẫu do “mót” quá nên đã làm tại chỗ. Lúc đó, nhân viên ở quầy hướng dẫn y tế đều vắng mặt nên nhân viên không phát hiện kịp sự việc. Hai phút sau khi anh Lưu té ngã và được đưa đi chăm sóc y tế, bảo mẫu dẫn Tiểu Khiết trở lại khu vực này, dùng khăn lau sạch vết nước trên sàn rồi bỏ đi. Vì vậy, anh Lưu đã thêm phụ huynh của em bé 2 tuổi này trong đơn kiện, anh cho rằng vũng nước của đứa trẻ khiến anh té ngã, người giám hộ của em bé không thể không liên quan.
Bệnh viện cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc anh Lưu bị ngã là do Tiểu Khiết “đi” bừa bãi khắp nơi, bệnh viện không trực tiếp chịu trách nhiệm. Khi anh Lưu bị ngã, bệnh viện đã xử lý kịp thời và hoàn thành nghĩa vụ đúng hạn. Cha của Tiểu Khiết cho rằng con mình không chịu mang tã, cũng hay “đi” tùm lum ở nhà, hy vọng tòa án sẽ cân nhắc giảm nhẹ trách nhiệm.
Ảnh minh họa (Nguồn GS)
Theo người phán xử, việc anh Lưu bị ngã là do vũng nước và không dọn dẹp kịp thời. Vào thời điểm xảy ra vụ việc, do bảo mẫu che khuất tầm nhìn nên nhân viên bệnh viện không thấy. Ngoài ra, thời gian từ lúc đi ngoài đến lúc ngã chỉ cách nhau 12 giây. Mặc dù sau khi phát hiện nhân viên cũng không có thời gian xử lý nên bệnh viện không chịu trách nhiệm, người chịu trách nhiệm chính là cha mẹ của Tiểu Khiết.
Thời điểm xảy ra vụ việc, anh Lưu đi dép lê dễ bị trơn trượt là lỗi của anh nên phụ huynh của em bé chịu 70% trách nhiệm và bồi thường hơn 367 triệu đồng. Phán quyết được đưa ra vào ngày 22/9 vừa rồi và cả hai bên đều đồng thuận.
Rõ ràng là câu chuyện có thật mà như đùa. Chỉ một lần con “mót” đi vệ sinh mà cha mẹ bay cả gia tài là có thật. Thông tin này đã thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận. Chủ yếu là do số tiền bồi thường quá lớn và hành vi của đứa trẻ được nhiều người coi là sai sót vô ý và không đáng phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng như vậy. Tuy nhiên, xét dưới góc độ pháp lý, nhận định này là có cơ sở. Một số người cho rằng đây có lẽ là lần “đi” đắt nhất trong lịch sử. Phán quyết như vậy có chút khó hiểu, sự việc xảy ra trong bệnh viện, lẽ ra bệnh viện phải kịp thời làm rõ sự việc, để tránh xảy ra tai nạn như vậy.
Ảnh minh họa (Nguồn OTS)
Tuy nhiên, một số người cho rằng đây là hậu quả của việc đưa trẻ đi vệ sinh ở bất cứ đâu, cha mẹ nên dọn dẹp kịp thời, nếu không thì dù may mắn đến mấy cũng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sự việc đó. Đây thực sự là lời cảnh tỉnh đối với các bậc cha mẹ có con. Khi đưa con đi chơi, cha mẹ không chỉ nên cân nhắc sự thuận tiện của bản thân mà còn phải xem xét liệu điều đó có làm phiền người khác hay không
Sự việc này cũng như một lời nhắc nhở cho các bậc cha mẹ khác rằng cha mẹ nên thực hiện đầy đủ trách nhiệm giám hộ tương ứng của mình, đặc biệt là ở những nơi công cộng. Đồng thời cố gắng không để con mình chạy nhảy, đi ngoài theo ý muốn, vì ở những nơi công cộng có rất nhiều người và rất dễ gây ra va chạm. Không chỉ gây tổn thương cho trẻ mà còn ảnh hưởng đến người khác. Lấy chuyện này làm ví dụ, nếu bảo mẫu có thể phát hiện và ngăn cản Tiểu Khiết kịp thời, hoặc kịp thời thông báo cho nhân viên sau khi cậu bé đi ngoài để xử lý, tai nạn sẽ không xảy ra.
Tóm lại, nghĩa vụ của cha mẹ là phải chăm sóc con tốt để tránh gây thiệt hại cho người khác và gây ra những rắc rối không đáng có.