Đây là một trường hợp mắc ung thư gia đình điển hình đã được các bác sĩ xác nhận. Báo chí đã đăng tải thông tin này như một lời nhắc nhở đến tất cả mọi người hãy luôn biết trân trọng sức khỏe của mình khi còn có thể!
Cụ thể, thông tin này được công bố như sau:
Một gia đình ở Hà Nam (Trung Quốc) có 9 người mắc ung thư, 8 người đã qua đời. Theo truyền thông, anh Tần, ngoài 60 tuổi, đến bệnh viện khám vì ho dai dẳng, kèm theo đờm có máu. Kết quả chẩn đoán cho thấy anh bị ung thư phổi. Khi anh Tần đang điều trị, em trai anh cũng được chẩn đoán mắc ung thư phổi và ung thư gan, không may qua đời.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ tìm hiểu thêm và phát hiện, trong 3 thế hệ của gia đình anh Tần, đã có 9 người mắc ung thư. Các thành viên khác có tiền sử hút thuốc lá lâu năm, bản thân anh Tần cũng đã hút thuốc 50 năm, mỗi ngày 2-3 bao.
Bố anh Tần làm việc trong môi trường phức tạp, mất vì ung thư phổi. Ông nội anh bị ung thư thực quản, ra đi đã lâu. Chú và anh trai của anh đều qua đời vì ung thư dạ dày. Đây cũng là căn bệnh đeo bám ba thành viên khác, họ đều đã qua đời.
Kết quả xét nghiệm cho thấy gia đình anh Tần mang đột biến gene hiếm gặp, đây có thể là nguyên nhân chính khiến bệnh ung thư di truyền suốt ba thế hệ. Tuy nhiên, các bác sĩ không tiết lộ đây là loại gene nào. Dù không thể thay đổi gene, bác sĩ cho biết các thành viên có thể giảm nguy cơ ung thư bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, đặc biệt là việc cai thuốc lá.
Tiến sĩ Trương Khải, Giáo sư khoa Phòng chống Ung thư, Bệnh viện Ung bướu, Viện Khoa học Y học Trung Quốc cho biết, chỉ 5% bệnh nhân ung thư là do di truyền, khoảng 20% liên quan đột biến gene, còn lại là do các yếu tố khách quan.
Ảnh minh họa
Theo tiến sĩ Trương Khải, việc có người thân mắc ung thư không có nghĩa toàn bộ gia đình đều nguy cơ cao. Để đánh giá nguy cơ ung thư của bản thân, cần xem xét 4 yếu tố: số lượng người mắc, độ tuổi mắc bệnh, loại ung thư hiếm gặp và gene.
Về số lượng người mắc, nếu chỉ một người trong gia đình mắc ung thư, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu có 2-3 người trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột, con cái) mắc cùng một loại ung thư, chuyên gia khuyến nghị xem xét yếu tố di truyền và xét nghiệm gene nếu cần thiết.
Mọi người cần xem xét độ tuổi mắc bệnh của các thành viên trong gia đình. Ví dụ, độ tuổi trung bình mắc ung thư vú ở các nước Đông Á là 45-49 tuổi, cổ tử cung là 51 tuổi, ung thư tủy xương là khoảng 65 tuổi, buồng trứng thường gặp ở phụ nữ 40-60 tuổi. Nếu người thân mắc bệnh ở độ tuổi 30, đây là một dấu hiệu đáng lo ngại.
Nếu người thân mắc phải loại ung thư hiếm gặp, chẳng hạn nam giới bị ung thư vú, nguy cơ di truyền cũng cao hơn.
Về yếu tố gene, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, đặc biệt là mẹ và chị em gái, nên xét nghiệm gene BRCA. Nếu phát hiện đột biến gene BRCA1/2, nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ châu Á lên tới 56%, buồng trứng là 23%-54%, trong khi nguy cơ mắc ở người bình thường là 1%.
Những Bệnh Ung Thư Dễ Di Truyền Trong Gia Đình
Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, và nhiều loại ung thư có thể mang yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là nếu trong gia đình có người mắc một số loại ung thư, nguy cơ các thành viên khác cũng bị mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường. Dưới đây là những loại ung thư có nguy cơ di truyền cao nhất.
1. Ung thư vú
2. Ung thư buồng trứng
3. Ung thư đại trực tràng
4. Ung thư dạ dày
5. Ung thư tuyến giáp thể tủy
6. Ung thư thận