Khi uất ức vì bị la mắng lên đến đỉnh điểm, những đứa trẻ sẽ chọn cách im lặng. Thay vì trách cha mẹ, chúng sẽ tự quay sang tự trách mình và điều đó tiềm ẩn rất nhiều nguy hại.

Trong tâm lý học có một thuật ngữ gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”, dùng để chỉ hiện tượng một loại kích thích nào đó quá mức và kéo dài lâu ngày sẽ gây ra tình trạng nóng nảy cực độ, dẫn đến tâm lý nổi loạn.

Nếu bố mẹ luôn quát mắng con mình, áp lực này sẽ buộc con có nhiều phản ứng căng thẳng khác nhau.

Phản ứng đơn giản và trực tiếp nhất là tự động chặn "tiếng ồn" này. Theo đó, trẻ tự niêm phong mình, tránh gây thêm rắc rối và hình thành khả năng tự bảo vệ. Với những trẻ này, nhìn bề ngoài có vẻ không phản kháng hoặc thậm chí im lặng ngoài mặt, nhưng bên trong cánh cửa khép kín là cuồng phong nổi loạn đi kèm sự phản kháng.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Một người bạn của Xuân vẫn có thành kiến dữ dội với bố mẹ cho đến tận bây giờ. Mọi chuyện xuất phát từ một sự cố trong thời thơ ấu.

Khi còn học tiểu học, em vô tình làm vỡ một tấm kính khi đang chơi trong trường. Cô giáo đã mời phụ huynh lên gặp mặt. Đúng ngày hôm ấy, mẹ em cũng đang gặp chuyện gì đó rất khó chịu trong lòng nên bà không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Lúc em đang đứng ở hành lang đợi mẹ với bao cặp mắt bạn bè dòm ngó thì bị bà mắng lớn tiếng: ‘‘Con định gây ra bao nhiêu phiền phức nữa cho gia đình thì mới hài lòng? Thà ngày đó mẹ đừng sinh con ra thì giờ đâu phải khổ sở như vậy!’’

Nước mắt lăn đều trên gương mặt nhỏ nhắn. Từ ngày đó trở đi, dù thời gian cũng xóa đi nhiều ký ức nhưng cô bé ngày nào trong em vẫn nhớ rõ từng lời mẹ mắng.

Điều gì đã xảy ra với những đứa trẻ lâu nay bị la mắng?

Khi trẻ còn nhỏ, việc cha mẹ la mắng sẽ khiến trẻ sợ hãi nhưng khi bước vào tuổi vị thành niên, việc cha mẹ la mắng sẽ khơi dậy sự phản kháng của trẻ. Nó trở thành cái gai đâm vào trong tim và cắm sâu vào trong từng thớ thịt, không thể lành được.

Các nhà tâm lý học đã thực hiện một loạt các thí nghiệm so sánh và theo dõi trẻ em trong một số lớp học ở một trường tiểu học. Từ khi các em học tiểu học cho đến khi bước vào xã hội.

Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng có khả năng mắc các loại vấn đề về nhân cách sau:

  • Do dự và thiếu quyết đoán trong việc làm;
  • Hèn nhát và nhu nhược;
  • Luôn có cảm giác bất an, sự thân mật trong các mối quan hệ thân thiết trở nên yếu ớt;
  • Chai đó, xù xì và sống thờ ơ.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Ngoài những tổn thương tâm lý ra, la mắng trẻ thực chất là bày đường cho trẻ biết cách quát mắng người khác. Thay vì học cách nhìn và điều tốt đẹp ở người khác để biết cách cư xử, trẻ hay bị la mắng sẽ trở nên khó hòa đồng với người khác và thường xuyên cáu kỉnh.

Cha mẹ thường xuyên la mắng, con cái sẽ sinh ra tâm lý sợ hãi và để tránh hành vi la mắng của cha mẹ, trong trạng thái sợ hãi, đụng gì cũng sai, trẻ sẽ tiếp tục mắc sai lầm và làm mất lòng cha mẹ.

Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như vậy, đứa trẻ sẽ phát triển một nhân cách lệch lạc.

Vì vậy, 10 năm sau, những đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ la mắng và những đứa trẻ chưa từng bị la mắng thật sự có một khoảng cách rất lớn.

Muốn tránh những hậu quả hủy hoại cuộc đời con cái, trước khi quát mắng con, cha mẹ hãy bình tĩnh, hít sâu trong ba giây và từ từ thở ra trước khi dùng ngôn ngữ của mình để hỏi han hoặc phân giải đúng sai.