Trong quá trình nuôi dạy con, dù là người điềm tĩnh như thế nào cũng khó tránh khỏi những lúc nóng giận mà 'vung tay' với trẻ. Vậy nhưng, bố mẹ có biết sau mỗi lần như vậy trẻ sẽ suy nghĩ gì không. Đây có lẽ là câu chuyện cho tất cả các bậc phụ huynh đáng đọc để tự suy ngẫm!

Cụ thể là mới đây, mạng xã hội rần rần chia sẻ về bài đăng của một người mẹ ở tỉnh Hà Nam,Trung Quốc về cậu con trai của mình. Theo chia sẻ của người mẹ, tối hôm đó, cậu con trai vừa bị mẹ đ/á/n/h xong thì được yêu cầu ngồi vào bàn ăn.

Thay vì khóc lóc hay tỏ thái độ khó chịu thì cậu bé rất ngoan ngoãn, thậm chí khi ăn cậu bé còn tỏ ra rất vui vẻ, vẫn cười nói như thể không hề có chuyện mới bị ăn đ/ò/n xong. Chứng kiến tình huống này, người mẹ không khỏi thắc mắc: "Mẹ vừa đ/á/n/h/ con mà con còn nói chuyện với mẹ. Con không cảm thấy mẹ đang làm phiền à? Con không thấy khó chịu sao?".

Cậu bé vẫn giữ thái độ vui vẻ, ngước đối mắt ngây thơ lên nhìn mẹ và nói: "Dù con rất buồn nhưng con yêu mẹ". Nghe được lời này, người mẹ cảm thấy đau khổ và tự trách mình. Cô run rẩy nói: "Mẹ xin lỗi" và nước mắt rơi xuống. Lúc này, dù người mẹ có muốn khóc nhiều thì cũng cố gắng kìm nén cảm xúc để cậu bé ngây thơ không phải bận tâm thêm bất cứ điều gì nữa mà sẽ tận hưởng bữa ăn một cách vui vẻ.

hình ảnh

Cậu bé vẫn vui vẻ và dường như không hề trách móc mẹ, ảnh: DSD

Sau khi xem được bài đăng của người mẹ, nhiều người đã dành lời khen cho sự ngoan ngoãn và hiểu chuyện của cậu bé. Một số ý kiến khác lại bày tỏ cậu nhóc sống quá hiểu chuyện thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con về sau này. Ở diễn biến ngược lại, có nhiều người lại c/h/ỉ t/r/í/c/h người mẹ đã đ/á/n/h con mình. Đứa trẻ sau khi bị bố mẹ vung tay không chỉ bị tổn thương về cơ thể mà còn khiến con trở nên nhạy cảm, gặp tổn thương tâm lý khó chữa lành.

Một số bình luận bên dưới bài đăng của người mẹ:

- "Bị mẹ đ/á/n/h mà không khóc, không cãi lại. Đứa trẻ này quá ngoan rồi".

- "Nước mắt của mẹ sắp rơi nhưng cậu vẫn còn bảo mẹ hãy cố nhịn lại. Than ôi, đứa trẻ này lớn lên chắc chắn sẽ là một người đáng yêu".

- "Tôi thấy con bạn có nhân cách khá tốt và nói chuyện như người lớn. Thực tế, con bạn đã giỏi hơn nhiều đứa trẻ rồi vì nó có thể bộc lộ những suy nghĩ nội tâm của mình".

- “Con cái càng hiểu chuyện thì càng dễ khiến người ta đau lòng. Kỳ thực, giữa mẹ con họ làm sao lại tồn tại khoảng cách lớn đến vậy?".

hình ảnh

Cậu bé được khen ngợi là đáng yêu và hiểu chuyện, ảnh: DSD

Cách để bố mẹ kiểm soát được cảm xúc nóng giận khi nuôi dạy con

Kiểm soát cơn giận là kỹ năng quan trọng khi nuôi dạy con, giúp tạo môi trường tích cực cho cả cha mẹ lẫn trẻ. Khi cảm thấy giận dữ, hãy tạm ngưng và hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Đếm từ 1 đến 10 hoặc đi ra xa khỏi môi trường chứa cơn nóng giận đó một lát để suy nghĩ kỹ hơn. Việc này giúp bạn kiểm soát cảm xúc, tránh hành động theo cơn bốc đồng.

Ghi nhớ rằng trẻ em vẫn đang học hỏi và chưa hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình. Hãy cố gắng hiểu nguyên nhân đằng sau hành động của con, từ đó bạn có thể phản ứng phù hợp hơn. Thay vì la mắng, hãy dùng lời lẽ nhẹ nhàng nhưng rõ ràng để giải thích và hướng dẫn con.

Ngoài ra, sau khi đã bình tĩnh, hãy tự hỏi mình điều gì gây ra cơn giận và liệu có thể điều chỉnh cách phản ứng ở lần sau. Việc duy trì thái độ tích cực và kiên nhẫn không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng mà còn giúp con cảm thấy được yêu thương và an toàn.

Cha mẹ nên làm gì sau khi lỡ vung tay với con

Trong quá trình trưởng thành, trẻ không tránh khỏi mắc sai lầm. Nhiều phụ huynh chứng kiến thái độ không tốt của con thì có thể nóng giận mà ra tay đánh trẻ. Đ/á/n/h trẻ không bao giờ là phương pháp giáo dục được khuyến khích. Bởi lẽ chúng không thể làm thay đổi hành vi của con mà chỉ gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm tổn thương cơ thể đứa trẻ, hoặc gây ảnh hưởng về mặt tinh thần như khiến con trở nên lo âu, nhạy cảm và thiếu cảm giác an toàn,...

Cũng vì thế, cách giáo dục con tốt nhất là bạn hãy cố gắng kiếm chề cơn nóng giận, để không làm tổn thương đến trẻ. Khi tức giận con thì thay vì đ/á/n/h chúng, hãy chờ đợi trong 3 phút để cơn giận đi xuống

Nếu bạn đã lỡ đ/á/n/h con thì điều tiếp theo cần làm bên cạnh dạy trẻ hành xử đúng mực là ôm và an ủi con. Khi nhận ra việc đ/á/nh con đã khiến cảm xúc của trẻ tổn thương, phụ huynh hãy nói: "Cha/mẹ xin lỗi. Cha/mẹ không nên làm như vậy. Hãy cùng nhau nói chuyện về cách chúng ta nên cư xử trong tương lai".

Bằng cách tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình thì đó cũng là cách để cha mẹ làm gương cho con. Khi đó, trẻ sẽ trở thành người biết tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, cũng như xóa mờ khoảng cách giữa con và cha mẹ sau những giờ phút căng thẳng vừa qua.