Cách bố mẹ dạy con cư xử nơi đông người rất quan trọng.
Đầu tiên đó là những nguyên tắc cơ bản khi một người tham gia vào các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng. Kế nữa đó là vì chính sự an toàn của bản thân mình.
Ảnh NF
Một đứa trẻ ưa chạy nhảy, đùa giỡn khi ra ngoài có thể té ngã. Một đứa trẻ đi tới đâu cũng lôi hết món này đến món nọ ra xem, hoặc thử, có thể tự làm mình bị thương. Chẳng hạn như đoạn clip bé trai bị gương trong cửa hàng quần áo đè lên dười đây.
Tình huống xảy ra vào cuối tháng 8 vừa qua, do camera của cửa hàng ghi được. Đây có lẽ là một cửa hàng khá sang trọng, dựa vào cách bài trí. Vì không phải là giờ cao điểm nên khá vắng vẻ. Một người mẹ dẫn hai cậu con trai vào cửa hàng để sắm sửa.
Ảnh NF
Trong lúc mẹ chọn lựa và thử đồ, hai cậu con trai cũng có cách tìm niềm vui cho riêng mình. Cậu anh thì nằm ườn ra ghế đệm của cửa hàng, trong khi cậu em thì chạy tới chạy lui. Thấy cái gì cũng sờ, cũng chạm, thậm chí còn leo lên tủ, ghế để đứng. Người mẹ cũng chẳng mảy may để ý, còn nhân viên cửa hàng thì lo đi tìm mẫu cho khách. Cách hành xử của hai anh em tuy khác nhau nhưng cũng thấy rằng cả hai được giáo dục rất tùy tiện. Cậu anh trai không nghịch phá nhưng việc nằm chán chường trên ghế cũng cho thấy đây là thói quen khi ra khỏi nhà. Còn cậu em thì chạm vào hết chỗ này đến chỗ khác, trong khi người lớn không nhắc nhở.
Ảnh NF
Và tai nạn đã xảy ra.
Trong cửa hàng có một chiếc gương đứng dùng để soi. Chiếc gương này di động chứ không cố định vào tường. Phía dưới là một bệ gỗ. Cậu em sau khi ngó xung quanh đã leo lên bệ gỗ phía dưới đứng, hai tay vịn hai bên. Tuy nhiên có lẽ vì bệ gỗ không đủ chỗ để chân nên đứa trẻ hơi ngả người về phía sau. lùi xuống trong khi tay vẫn giữ nguyên. Điều này khiến tấm gương đứng cũng nghiêng về phía trước, ngã lên người bé trai và vỡ tan tành.
Ảnh NF
Lúc này tiếng động rất lớn nên cậu anh trai, người mẹ và nhân viên cửa hàng đã nhào đến hất tấm gương sang một bên. Có thể thấy nữa phần gương phía trên vỡ nát. May mắn thay là bé trai chỉ bị xây xát một ít, nhưng có lẽ cũng một phen hú hồn. Sau này chắc chắn đứa trẻ sẽ không dám lặp lại điều này nữa.
Đoạn clip không cho biết liệu cửa hàng có phải bồi thường cho gia đình cậu bé, hay mẹ bé trai phải bồi thường chiếc gương vỡ. Cư dân mạng khi nhìn thấy những hình ảnh này đều cho rằng lỗi đầu tiên là ở mẹ của hai đứa trẻ. Hành động của cậu bé nhỏ hơn cho thấy việc chúng nghịch ngợm ngoài đường là điều khá quen thuộc, được bố mẹ cho phép. Nhiều người dù thông cảm với đứa trẻ nhưng cũng kể họ gặp khá nhiều trường hợp tương tự, và ai nấy đều cảm thương cho chủ tiệm quần áo tai bay vạ gió.
Ảnh NF
Hành động của một đứa trẻ ở nơi công cộng là sự phản ánh giáo dục gia đình. Nó cũng sẽ quyết định sự trưởng thành và thành công của đứa trẻ sau này. Và những “phép tắc công cộng” mà chúng ta bỏ qua này chính là thứ nên được trau dồi từ thời thơ ấu.
Ảnh NF
Có 12 thói quen hành xử nơi công cộng cần được cha mẹ dạy cho con từ bé. Và chính bản thân người lớn cũng phải tự làm gương cho con.
1. Không chơi bất cứ thứ gì có âm thanh ở nơi công cộng
Ví dụ, phải đeo tai nghe khi xem video điện thoại ở sảnh khách sạn và xem các chương trình truyền hình trên xe buýt. Âm thanh con thích có thể là tiếng ồn của người khác.
2. Đừng bao giờ chen hàng
Mặc dù chúng có thể giúp con tiết kiệm thời gian, nhưng dựa trên việc hy sinh lợi ích của người khác.
3. Không thì thầm trước mặt nhiều người
Điều này sẽ khiến mọi người tự hỏi liệu con có thể đang nói gì đó không tốt về họ hay không. Đặc biệt trong cuộc họp, không giao tiếp riêng tư với những người bên cạnh, đây là hành vi rất thiếu tôn trọng.
4. Che miệng bằng khuỷu tay khi hắt hơi
Tránh khạc nhổ vào người khác vừa là phép lịch sự tối thiểu vừa có thể ngăn chặn sự lây lan của vi-rút. Nếu đang đeo khẩu trang, đừng tháo ra khi bạn hắt hơi. Sau đó, con có thể thay đổi cái mới
5. Không lau mũi, ngáp, lau mắt, ngoáy răng, ngoáy mũi nơi công cộng
Đây là những hành động rất cá nhân, đừng làm trước mặt người khác
6. Chấp nhận sự giúp đỡ và nói lời cảm ơn, một cách chân thành
Khi nhận được điều gì ở người khác, ít nhất hãy nói lời cảm ơn.
7. Nói lời xin lỗi vì đã làm phiền người khác
Nếu hành động của mình có thể khiến người khác cảm thấy phiền phức, ít nhất lời xin lỗi sẽ giải quyết những bùng phát có thể xảy ra sắp tới.
8. Sử dụng ngôn ngữ lịch sự với nhân viên phục vụ
Chúng ta đã học rất nhiều cách diễn đạt lịch sự từ khi còn nhỏ, nhưng nhiều khi chúng ta sử dụng chúng tùy thuộc vào tình huống. Ví dụ, nhân viên phục vụ nhà hàng không những hiếm khi được cảm ơn mà còn thường xuyên bị công kích mà không có lý do. Ai đó đã nói rằng thái độ của một người đối với người phục vụ phản ánh sự giáo dục của anh ta. Vì đằng sau điều này ít nhất là sự tôn trọng dành cho con người.
9. Khi đi thang máy, hãy nhấn và giữ nút mở cửa cho người khác
Kể cả khi mở cửa, hãy chú ý xem có ai phía sau mình có việc gấp cần đi hay không.
10. Bọc kẹo cao su bằng giấy và ném vào thùng rác
Có thể bạn đã từng trải qua cảm giác kẹo cao su dính vào đế giày. Dạy trẻ chi tiết nhỏ này có thể giúp người khác tránh được những trải nghiệm tồi tệ.
11. Sau khi đi vệ sinh, hãy xả nước
Ở Nhật Bản, nhà vệ sinh ở cả sân bay và nhà hàng, dù mới hay cũ, đều rất sạch sẽ. Người Nhật dạy con trai và con gái rất kỹ lưỡng về điều này. Khi bé trai đi vệ sinh, chúng được dạy nên nhấc bệ ngồi vào bồn cầu. Sau đó, đặt bệ và nắp bồn cầu xuống cùng nhau. Điều này có thể mang lại cho mọi người trải nghiệm tốt hơn.
12. Dù làm gì, hãy nghĩ đến người tiếp theo
Trên thực tế, 11 điều trước đó có thể được tóm tắt trong mục này. Ví dụ, sau khi ăn uống, hãy nghĩ đến người phục vụ sẽ rất vất vả. Dạy con không chỉ lau sạch bàn mà còn lấy khăn giấy lau sạch vết nước trên bàn. Ví dụ khác, nhặt một chai thủy tinh vỡ, và khi nghĩ đến người tiếp theo, ta sẽ đặt nó vào một chiếc hộp đặc biệt và viết chữ thủy tinh vỡ, để người lao công hay dọn dẹp không vô tình trúng.
Những chi tiết này có vẻ tầm thường. Nhưng chính những chi tiết này lại cho phép chúng ta để lại ảnh hưởng thân thiện đến môi trường và những người xung quanh. Những hành động nhỏ này của cha mẹ sẽ khiến người khác nhìn thấy “một khả năng khác”, kể cả con cái chúng ta. Cha mẹ không chỉ làm cho môi trường xung quanh đẹp hơn và thoải mái hơn một chút, mà còn trở thành hình mẫu cho con.