Trường mầm non là một trong những nơi sinh hoạt tập thể mà các bé lần đầu tiên tiếp xúc.

Vì vậy, hầu hết các bậc cha mẹ đều hy vọng rằng con cái của họ có thể thích nghi với môi trường xa cha mẹ, vui vẻ với bạn bè, cô nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên, trên người con không có thương tích không có nghĩa là con an toàn trong lớp, chẳng hạn như vụ việc gây phẫn nộ gần đây khi một bà mẹ phát hiện vành tai bé 4 tuổi chi chít vết kim chỉ sau 2 tuần đi học.

Một người mẹ đã chờ đến khi con 4 tuổi mới yên tâm gửi trẻ, bởi cháu bé là con trai, cũng khá nghịch ngợm. Cô cũng lo lắng không biết con có bị cô giáo từ chối nếu gửi đến nhà trẻ. Trước đó thì đã có bà nội chăm, nhưng giờ bà phải về quê chăm con của em chồng mới sinh. Vì lý do này mà chị vội vàng chọn trường mầm non gần nhà, giá khá cao so với mặt bằng chung vì nghĩ rằng chất lượng tương đương với học phí.

hình ảnh

Gửi con với học phí đắt đỏ, người mẹ tin rằng con sẽ được chăm sóc tốt

Không ngờ con trai đi học được 2 tuần thì càng ngày càng im lặng, thậm chí sáng nào cũng gào lên rằng không muốn đi nhà trẻ. Người mẹ chỉ nghĩ đơn giản là con vốn ở nhà 4 năm đầu đời, có lẽ từ từ sẽ quen, cũng không để ý lắm.

Tối hôm đó, con trai sốt cao, đang sốt cao nhưng vẫn không ngừng hét lên “Con không muốn đi học”. Điều này khiến người mẹ thấy lạ, cô đã xin cho đứa trẻ được nghỉ vài ngày và bản thân mình cùng xin nghỉ cùng con.

Sáng sớm hôm sau, khi người mẹ lấy khăn lau mặt cho con thì sững sờ phát hiện vành tai bé trai chi chít vết thương, do vị trí khuất nên nếu không nhìn kỹ sẽ không thể nhận ra. Chưa kể thường ngày là do bố cháu tắm cũng chẳng để ý. Thấy vậy, người mẹ mơ hồ hiểu tại sao con trai không thích đi nhà trẻ nữa.

Nghĩ đến điều này, người mẹ hỏi con trai mình "Con ơi, con làm thế nào mà tai bị như thế này đây?"

hình ảnh

Khi con trai nghe câu hỏi của mẹ, đầu tiên nó lấy một tay bịt tai, sau đó nói với mẹ: "Mẹ ơi, con không muốn đi nhà trẻ nữa, con sẽ không bao giờ đi nhà trẻ nữa, mẹ đừng rời xa con, con sẽ ngoan ngoãn."

Nhìn thấy bộ dạng của con trai, người mẹ trong lòng run lên, dường như mọi chuyện không đơn giản như vậy nên cô hỏi: "Bé không muốn đi nhà trẻ, vậy phải nói cho mẹ biết lý do".

Mãi đến 10 phút sau, bằng thứ ngôn ngữ của 1 đứa trẻ 4 tuổi, cậu bé mới làm cho người mẹ lờ mờ hiểu ra rằng cô giáo đã phạt con bằng cách làm gì đó sau vành tai, không phải nhéo, không phải nắm. Có vẻ như 1 vật nhỏ đầu nhọn, 1 cây kim chăng?

hình ảnh

Người mẹ bức xúc khi cách giải quyết của nhà trường là hoàn học phí

Lúc đầu nghe con trai nói gì, người mẹ giận run người, sau đó suy sụp, bởi cô đã cho con mình học ở trường tốt nhất trong khu vực.

Sau đó, người mẹ đến gặp ban giám hiệu và trình báo sự việc. Vì sự tôn trọng dành cho không gian riêng tư của các bé nên có ít camera lắp đặt trong trường. Cô giáo không thừa nhận đã làm tổn thương đứa trẻ. Cô giáo hiệu trưởng phủ nhận việc dùng nhục hình trong khu vực trường học.

Cô giáo cho rằng đứa trẻ đúng là không nghe lời, nhưng cô tuyệt đối không trừng phạt, cùng lắm là chỉ dọa dẫm thôi. Cô hiệu trưởng còn nói rằng bé trai trong lớp không nghe lời, 3 ngày liền đánh bạn, nhưng cô giáo chỉ dọa sẽ nhổ răng cháu mà thôi.

hình ảnh

“Học sinh nghịch quá thì cô giáo chỉ dọa bẻ răng thế thôi. Phụ huynh phản ảnh như thế thì thật tôi cũng không biết phải làm gì vì chắc chắn không có chuyện đó đâu. Đành phải hoàn tiền lại nếu phụ huynh một mực đòi chuyển trường”

Do quy mô nhà trẻ nhỏ nên không lắp đặt giám sát, nhà trường cho biết sẽ lắp giám sát ngay, đồng thời do cô giáo không chịu nhận nên nhà trường chỉ có thể hoàn trả số học phí còn lại cho mẹ con bé trai. Quá tức giận, người mẹ đã làm đơn gửi công an. Khi công an đến điều tra thì trong lớp có 6 cháu nghỉ học ngày hôm đó, không có cháu nào có mặt có vết thương sau tai. Trong khi vị hiệu trưởng thề thốt rằng mình không bao giờ cho phép giáo viên trừng phạt các cháu bằng cách đó. Còn người mẹ vẫn quyết định khởi kiện trường mẫu giáo vì đã không đảm bảo an toàn cho con mình. Vành tai bé trai 4 tuổi chi chít vết thương, khó có thể nói nhà trường vô can. Vụ việc xảy ra ở Thiệu Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc và nhà trường trả lời chỉ bồi thường khi mọi chuyện được làm cho ra lẽ mà thôi.

hình ảnh

Cha mẹ có con đi học mẫu giáo cũng cần chú ý khi thấy con không chịu đến trường:

1. Lắng nghe trẻ

Là cha mẹ, chúng ta phải lắng nghe những nhận xét của con cái một cách trọn vẹn, từ đó đưa ra những nhận định tương ứng.

2. Báo động

Hãy trao đổi với cô giáo nếu con có bất thường về thể chất hoặc tinh thần.

3. Xoa dịu cảm xúc của trẻ

Trước hết phải xoa dịu cảm xúc của trẻ, nhất là khi trẻ sợ hãi, hỏi han và an ủi con, hứa với con rằng bố mẹ sẽ tuyệt đối bảo vệ cho con.