Chính xác là mẹ bỉm sữa này đã tạo ra khoản nợ khổng lồ cho gia đình chỉ vì 'mua hàng online' không thể dừng được.
Câu chuyện được chia sẻ thế này:
Vào ngày lễ độc thân 11/11, đây cũng là ngày hội mua sắm ở Trung Quốc vì lúc này có rất nhiều mặt hàng được giảm giá nên mọi người đổ xô đi mua.
Vậy nhưng buổi tối hôm đó, có một người đàn ông 29 tuổi là anh Vương 29 tuổi (ở Lu Châu, Tứ Xuyên, Trung Quốc) xuất hiện ở ban công với trạng thái tuyệt vọng đến cùng cực. Chỉ vì anh không thể chịu đựng nổi người vợ mua sắm quá nhiều thứ. Từ một gia đình có mức thu nhập khá giả, cho đến hiện tại vợ chồng anh đang có khoản nợ gần 700 triệu vì sở thích khó hiểu của vợ.
Cụ thể, vợ của anh Vương là một người 'nghiện' mua sắm, đặc biệt kể từ sau khi sinh con cách đó 1 năm. Vào ngày lễ độc thân năm đó, vợ anh Vương đã mua sắm online rất nhiều thứ.
Cũng vì mua sắm quá đà nên vợ anh đã nợ tín dụng hơn 200 nghìn nhân dân tệ (tương đương gần 700 triệu đồng). Không còn cách nào khác, anh Vương đã phải 'cắn răng' trả nợ và bắt vợ hứa sẽ ngừng mua hàng online.
Rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh nghiện mua hàng online. Ảnh minh họa/Nguồn Shutterstock
Thế nhưng chỉ sau đó 1 năm cũng vào ngày này, vợ anh Vương đã thất hứa và mạnh tay chi hơn 300 nghìn nhân dân tệ (gần 1 tỷ đồng) để mua quần áo, túi xách hàng hiệu, nước hoa đắt tiền và nhiều rất thứ khác trên mạng. Và món nợ đã leo lên đến 1 tỷ đồng.
Trong khi anh Vương là người duy nhất phải lo kinh tế trong nhà, vợ anh đã nghỉ việc kể từ sau khi sinh con nên mọi thứ đều phải dồn lên vai anh.
Cũng vì sở thích mua sắm của người vợ mà không khí gia đình anh Vương luôn trong tình trạng căng thẳng, anh cũng nhiều lần khuyên nhủ vợ nhưng vẫn không có tác dụng gì.
Quá chán nản cộng thêm áp lực khi không biết làm thế nào để trả hết nợ, anh Vương đã có ý định kết thúc cuộc sống vì quá bế tắc.
Thực ra thì vợ anh Vương không phải là người duy nhất 'nghiện mua sắm online'. Trước đó cũng từng có một cô gái ở Tiêu Châu đã chia sẻ lên mạng hình ảnh cả trăm nghìn món đồ cô đã mua sắm mua dù biết sẽ chẳng dùng hết.
Cô gái đã mua tới 130 vòng ngọc bích, hơn 60 vòng tay, 50-60 chai nước hoa và cả tá trang sức bạc,… Ngoài ra còn rất nhiều đồ gia dụng và hầu hết đều mua ở số lượng lớn. Cô đã mua tới 20 chai dầu gội, 200 đôi tất, 5 thùng khăn giấy, 20-30kg muối,…
Những món đồ cô gái ở Tiêu Châu đã mua và chia sẻ trên mạng. Ảnh: Sohu
Đọc xong câu chuyện này mình thấy thấm thực sự, dặn bản thân phải tém tém lại mới được, cả các mẹ cũng nên vậy, dù là sở thích khó bỏ, nhưng đừng vì vậy mà làm ảnh hưởng đến kinh tế, cuộc sống và hạnh phúc gia đình nha.
Câu chuyện của cặp vợ chồng này đã xảy ra cũng đã lâu, nhưng cho đến nay đây vẫn còn là bài học cảnh tỉnh cho rất nhiều gia đình, khi mà tình trạng 'nghiện mua hàng online' của nhiều chị em vẫn diễn ra hàng ngày.
Bản thân mình cũng là người 'nghiện mua hàng online' đây, tuần cũng chục đơn hàng là ít.
Thật vậy các mẹ ạ, mình cứ lướt mạng là thể nào cũng lại bị lạc vào mấy trang bán hàng online, đó là một ma trận mua sắm mà bằng cách nào mình cũng không thể dứt ra được.
Ban đầu lòng tự nhủ chỉ là vào xem thôi chứ thực ra chả có nhu cầu mua bán gì, mà cứ hôm nào không được dạo quanh các trang đó vài vòng là bồn chồn khó chịu như lâu ngày không được chồng 'yêu' vậy.
Cơ mà dù có quyết tâm cao vời vợi đến đâu, nhưng lần nào cũng vậy, cứ hễ mò mẫm xem cái nọ cái kia là như có ai đang dụ dỗ 'mua đi mua đi', và y rằng đơn lại 'nổ'.
Mình từng mua rất nhiều thứ từ quần áo, váy vóc đến giầy dép, mỹ phẩm, nước hoa, thực phẩm chức năng, khăn mặt, khăn tắm, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, đến cái gương cái lược... tất tần tật cái gì có thể mua được. Tóm lại với mình đây là một thú vui không thể thiếu.
Mình mua cho bản thân bao nhiêu cũng thấy chưa đủ, rồi lại thấy cái này hay hay, cái kia có vẻ ổn, thôi cứ mua cả cho ông chồng dùng đi, thế là lại đặt hàng. Mua về rồi bị chồng chê vừa xấu vừa không hợp sở trường, thôi không dùng thì cứ bỏ đó để đặt mua cái khác.
Bỉm sữa cho bọn trẻ bây giờ cũng không phải lóc cóc ra cửa hàng, cứ đặt online là sẵn giao đến tận nhà quá tiện, kể cả đến cái bút bi, thước kẻ, cục tẩy, đôi găng tay, chiếc tất, đến những dây buộc tóc vài ngàn đồng cho con mình cũng có thể mua qua mạng, vui vẻ giao tận tay, tiền chỉ việc thanh toán trực tuyến với 1 cú nhấp chuột là xong.
Nhất là vào mùa dịch bệnh như côvy vừa rồi, việc ra ngoài đường khó khăn, thậm chí có lúc bị cấm tuyệt đối,. Việc không thể đến nơi đông người, không tiếp xúc người nọ người kia, thì mình càng thấy việc mua hàng online của mình quá là hợp lý rồi.
Đấy là ngày bình thường, chứ hôm nào dính đúng vào 'Ngày hội săn sale' thì cũng phải canh bằng được để xem mua được gì giá rẻ không. Có lần thức đến 12h đêm để nhanh tay vợt bằng được các mã giảm giá, đến mã phí vận chuyển 0 đồng...
Rồi mặt hàng nào cũng khuyến mãi, không mua thì tiếc vô cùng. Thấy quá hời như vậy rồi không mua không được, nên mỗi lần đến 'Ngày hội săn sale' thể nào mình cũng có vài chục đơn được 'nổ', những ngày sau là đến việc của shipper gọi tới tấp các mẹ ạ.
Các trang bán hàng thi nhau khuyến mãi, giảm giá, khiến cho nhiều người như lạc vào ma trận mua sắm. Ảnh: VNE
Đi làm mà cứ vừa ngồi vào ghế lại có người gọi ra lấy đồ, mấy đồng nghiệp xung quanh có vẻ cũng qua quen với việc 'đi làm chỉ để nhận đơn' của mình nên, chả ai thấy lạ gì nữa. Rồi cứ hễ chiều đi làm về là khệ nệ túi kia treo lủng củng đầy xe, vác về.
Thậm chí, có những thứ không dùng đến nhưng chả hiểu sao mình vẫn mua, có khi mua về rồi không biết để làm gì, mua nhiều quá chả dùng hết lại quá date, có những lúc còn phải gạ mấy chị em đồng nghiệp mua lại cho hay lên facebook rao bán lại, hoặc đem cho người nọ người kia dùng hộ cho đỡ phi, đỡ chật nhà.
Đấy là chưa kể đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh đến bữa trưa ở văn phòng mình cũng mua online được hết, nắng mưa không phải ra ngoài đường làm gì cho mệt mọi người ạ. 'Ngồi 1 chỗ cũng có cái ăn' sướng thế còn gì.
Vậy nhưng mua nhiều thì tốn kém, có khi nhận tiền lương về vài ba hôm đã hết vì cái gì cũng thích mua, càng mua càng nghiện. Nhiều khi quay cuồng vì mua sắm quên cả việc đầu tháng còn phải đóng học cho con, đóng tiền nhà trả góp, cuối tháng đã đến lúc phải thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền mạng, tiền gửi xe...
Cũng vì những áp lực tiền bạc do sở thích của sắm quá đà của mình, nên khi hết tiền vợ chồng lại xung đột, cãi vã rồi giận dỗi. Có khi cả tuần chả ai nói với ai câu nào, tất cả cũng vì chuyện tiền bạc, chuyện làm thế nào để trang trải được hết các khoản cần chi tiêu trong nhà sao cho đủ.
Chưa kể con ốm sốt bất ngờ tiền đâu mua thuốc, nhỡ đi viện tiền đâu ra. Còn sắp nghỉ lễ đưa con về quê tiền đâu mua quà cho mọi người.
Những lúc như vậy mình đã có lòng quyết tâm cao không mua gì nữa hết, tự tay gỡ bỏ hết các tiện ích mua sắm trên điện thoại. Vậy nhưng chỉ được vài ba ngày, khi thấy lại đang có nhu cầu mua cái nọ cái kia, lại thấy trong nhà giấy ăn sắp dùng hết, lọ sữa tắm chắc chắc chỉ dùng được đến cuối tuần... không mua online thì chả nhẽ lại phóng xe ra tận cửa hàng hay đi chợ à.
Nên rồi lại vào cài đặt mấy phần mềm mua sắm như trước để mua hàng cho nhanh, cho tiện, đằng nào chả phải mua, mua đâu chả mất tiền.
Vậy đấy, mua sắm là sở thích chung của rất nhiều chị em và mình cũng không ngoại lệ. Nhất là việc mua sắm ngày càng dễ dàng hơn rất nhiều nhờ có những trang bán hàng qua mạng.
Cũng chính vì sự vô cùng tiện lợi này do không phải lóc cóc ra tận cửa hàng mới tìm được món đồ ưng ý, mà mình chỉ cần ngồi 1 chỗ với chiếc máy tính hay điện thoại là có thể tìm kiếm, chọn lựa được hàng trăm hàng ngàn thứ để rồi.
Bởi vậy mà cứ 'đi chợ' là sẵn sàng 'vung tay' vì việc thanh toán đã có tài khoản liên kết ngân hàng lo rồi.
'Nghiện mua sắm online' được cảnh báo là một rồi loạn tâm thần. Ảnh minh họa/Nguồn: Health
'Nghiện mua sắm online' là một loại bệnh, mọi người nên tìm hiểu về nó để có thể hiểu đúng về bản thân mình và có 'cách chữa' tốt nhất
Đây là kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí y khoa Tâm thần học Toàn diện (Đức). Tiến sĩ Astrid Müller, bác sĩ trị liệu tâm lý tại Trường Y khoa Hannover (Đức), và các đồng nghiệp cũng đã xác nhận rối loạn mua sắm là bệnh về sức khỏe tâm thần.
Thực ra thì chứng rối loạn mua sắm này cũng đã được công nhận trong nhiều thập kỷ. Vậy nhưng, theo các chuyên gia thì nó ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong thời đại internet phát triển, chỉ cần cầm điện thoại lên và gõ bàn phím là có thể mua bất kỳ thứ gì mình muốn.
Và hiện cứ 20 người thì có 1 người nghiện mua sắm online.
Điều này cũng không có gì lạ, khi mà trang bán hàng online ngày càng nhiều, ứng dụng dễ dùng và dịch vụ giao hàng tận nhà, dễ tiếp cận lại tiện chi trả vô cùng. Vậy nên chứng 'nghiện mua sắm online' của hàng triệu người cũng từ đây mà ra.
Chưa kể đến việc các trang bán hàng trực tuyến luôn làm việc 24/24 giờ, ai cũng có thể tiếp cận mua hàng thoải mái mà không cần phải gặp người bán, cũng không cần phải ra đường, có thể mua online hầu hết mọi thứ và các trang web còn có thể giảm giá cao với số lượng lớn.
Các chuyên gia nghiên cứu cũng nói rằng, họ có thể xác định chính xác các triệu chứng và đặc điểm của căn bệnh và cho biết nó có thể mà ảnh hưởng đến tâm trí thế nào.
Theo họ thì những người mắc bệnh 'nghiện mua sắm online' thường có sở thích chung là tồn trữ quá nhiều thứ mua về mà có thể không sử dụng hết, gây ra nợ nần, tranh cãi với người thân trong nhà và hoàn toàn mất tự chủ.
Tóm lại mua sắm online tiện thật nhưng phải biết chọn lọc và có điểm dừng mọi người ạ. Chứ để rơi vào hoàn cảnh như người vợ bỉm sữa trong câu chuyện báo chí vừa nói ở trên thì 'hết thuốc chữa', gây sự mệt mỏi, bất lực cho người bạn đời của mình thì không hay chút nào nhỉ.
Đây thực sự là bài học, bản thân tôi cũng phải rút kinh nghiệm thôi.