Tùy vào từng cơ địa của mẹ bầu, có người trong suốt quá trình mang thai không bị một vết rạn da nào nhưng có mẹ bầu lại rất khổ sở vì điều này
Thời kỳ dễ bị rạn da nhất là 2 tháng trước khi sinh con, vì lúc này bụng mẹ bầu to lên nhanh chóng, dễ gây ra các vết rạn. Em gái mình đã mang thai được 7 tháng và mọi thứ đều tốt đẹp, mỗi lần đi khám thì tình trạng thai nhi cũng bình thường, nhưng gần đây em ấy có vẻ hơi lo lắng vì bụng bắt đầu xuất hiện những vết rạn. Trước khi có bầu thì em ấy cũng tự tin mình nuột nà, nhưng giờ nhìn những vết rạn da đỏ nâu, em ấy cứ lo lắng không biết liệu cái thời đẹp xinh có thành dĩ vãng không nữa. Thỉnh thoảng, em í cũng hỏi em rằng vết rạn da sau khi sinh em bé có xóa được không?
Có lẽ đây cũng là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, tuy nhiên trên thực tế, một khi rạn da đã xuất hiện thì sau sinh chúng ta cũng không thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Vậy vết rạn da xuất hiện từ khi nào?
Đó là khi sau khi phụ nữ mang thai, bụng phình to, da bụng sẽ mỏng dần, các sợi collagen và elastin trên bề mặt da bị co kéo và đứt gãy, xuất hiện các đường dọc hoặc ngang, có chiều rộng, chiều dài và màu sắc khác nhau như màu hồng, đỏ thẫm hoặc nâu. Những vết rạn này sẽ dần dần mất màu sau khi sinh nở, nhưng không có cách nào để tự loại bỏ chúng. Tuy nhiên tùy vào từng cơ địa của mẹ bầu, có người trong suốt quá trình mang thai không bị một vết rạn da nào.
Dấu hiệu nhận biết rạn da ở mẹ bầu
Trước hết, khi mang thai mẹ bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy, nhất là vùng bụng. Vì bụng bầu ngày một to lên, các thớ da sẽ bị dãn ra do không chịu được sức kéo quá mức.
Thứ hai là bụng của phụ nữ mang thai sẽ có cảm giác căng và mỏng khi thai nhi ngày một lớn dần
Cuối cùng trên bụng mẹ bầu sẽ xuất hiện những nốt đỏ, đó là dấu hiệu báo trước của rạn da, sau khi sinh con thì những vết rạn da này sẽ có màu hồng, dần dần sẽ chuyển sang màu trắng trong vòng vài năm sau sinh.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị rạn da
Yếu tố di truyền
Các nhà nghiên cứu cho biết vết rạn da thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Do đó, nếu người bà, người mẹ hoặc chị em gái của mẹ bầu bị rạn da thì rất có thể mẹ sẽ có nguy cơ cao bị rạn da khi mang thai và sau sinh hơn cao hơn so với những phụ nữ khác.
Tăng cân quá mức
Sau khi mang thai, nếu mẹ bầu bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể bị thừa chất dẫn đến tăng cân quá mức, các sợi da liên tục bị kéo căng và bị đứt gãy gây rạn da.
Trong trường hợp bình thường, mức tăng cân tốt nhất khi mang thai là 11 - 16kg để thai nhi phát triển tốt và mẹ bầu không quá béo.
Da thiếu dưỡng chất
Tất nhiên ai cũng mong muốn có một làn da tràn đầy sức sống, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào độ siêng năng của mẹ bầu. Nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu không thường xuyên chăm sóc da bằng cách bổ sung một số loại kem dưỡng, ăn uống đầy đủ Vitamin thì làn da sẽ nhanh chóng bị lão hóa, ít tính đàn hồi, độ co giãn kém có thể dẫn đến rạn da.
Lười tập thể dục thể thao
Theo quan sát có thể thấy tại các vùng bụng, ngực, đùi và cánh tay của mẹ bầu thường dễ bị rạn da nhất. Các vết rạn da sẽ ngày càng lớn hơn khi tuổi thai càng lớn và cân nặng của mẹ tăng càng nhanh. Vì vậy nếu mẹ bầu lười vận động, ít tập thể dục thể thao trước và trong thai kỳ sẽ có tỷ lệ bị rạn da cao hơn các thai phụ khác.
Những mẹ bầu ít có khả năng bị rạn da
Những người có độ đàn hồi da tự nhiên
Phụ nữ mang thai có làn da tự nhiên và độ đàn hồi của da tốt hơn sẽ ít bị rạn da hơn. Cũng bởi sự hình thành rạn da là do bụng bầu giãn nở quá mức khi mang thai nên những bà bầu có độ đàn hồi da tốt thì khi mang thai vùng bụng dù bị căng nhưng các sợi da ít bị tổn thương hơn, thậm chí có thể không bị ảnh hưởng gì.
Trên 30 tuổi
Có thông tin cho rằng rạn da liên quan đến độ tuổi của phụ nữ mang thai, càng trẻ thì càng có nhiều nguy cơ bị rạn da. 20% phụ nữ làm mẹ lần đầu dưới 20 tuổi bị rạn da, trong khi phụ nữ mang thai trên 30 tuổi hầu như không bị hiện tượng này.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng rạn da
Chế độ ăn uống cân bằng
Để ngăn ngừa rạn da, chế độ ăn uống là một khía cạnh quan trọng. Trước hết, bà mẹ khi mang thai nên bổ sung dinh dưỡng cân đối hàng ngày như đạm (trứng, sữa, thịt), chất bột đường (cơm, mì), vitamin (trái cây, rau củ), chất béo (dầu động, thực vật) ... Mẹ có thể áp dụng hình thức ăn làm nhiều bữa nhỏ không những tốt cho tiêu hóa mà còn không dễ tăng cân, cuối cùng ăn nhiều thực phẩm giàu protein và rong biển có thể tăng độ đàn hồi cho da.
Tập thể dục vừa phải
Chế độ vận động hợp lý, phù hợp có thể giúp mẹ bầu tiêu hao mỡ thừa, kiểm soát cân nặng, vùng da bụng sẽ không bị co kéo quá nhiều, các vết rạn da cũng không dễ xuất hiện. Ngoài việc tập thể dục, sau mỗi lần tắm, massage da bằng tinh dầu không chỉ ngăn ngừa rạn da mà còn có thể giữ ẩm cho da, tăng cường độ đàn hồi và tính linh hoạt của các mô liên kết, cải thiện độ căng của da.