Thông qua màu phân của trẻ, mẹ có thể phán đoán được khá chính xác tình trạng sức khỏe của con.
Trẻ sơ sinh chưa thể nói, thế nên mẹ cần dựa vào nhiều yếu tố khác để đoán xem liệu con có đang khỏe mạnh và ổn định hay không. Một trong những điều mẹ cần lưu ý quan sát đó chính là màu phân của trẻ. Màu phân phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi, trẻ ti sữa mẹ hay sữa ngoài,… Mẹ cần quan sát phân của con đều đặn mới có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi, từ đó đoán được liệu con mình có đang gặp vấn đề gì bất thường không.
Những trường hợp màu phân của trẻ mẹ cần lưu ý
Phân màu nhạt
Phân nhạt màu là một trong những dấu hiệu chứng tỏ con có thể đang bị vàng da. Đây là căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nếu không phải là hiện tượng sinh lý. Do đó, mẹ không nên chủ quan với bệnh vàng da. Màu phân nhạt nếu đi kèm một số những dấu hiệu khác của bệnh vàng da thì mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện thăm khám, tuyệt đối không chần chừ.
Có nhiều trường hợp trẻ bị vàng da sinh lý, thường sẽ khỏi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vàng da kéo dài kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến hệ thần kinh, não bộ,… nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Đó là lý do mẹ nên quan sát kỹ càng các dấu hiệu, đặc biệt là sự thay đổi liên quan đến màu phân của con mỗi ngày.
Phân màu xanh lá
Phân có màu xanh lá cũng là trường hợp rất dễ gặp phải. Khi mẹ quan sát thấy phân bé có màu này, rất có thể cơ thể của con đang bị hấp thụ dư thừa lactose có trong sữa. Bên cạnh đó, nếu mẹ đang sử dụng thuốc thì đây cũng có thể là một trong những tác dụng phụ của thuốc, cũng có khả năng hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột của trẻ đang gặp vấn đề.
Phân màu xanh lá chứng tỏ con đang hấp thụ quá nhiều lactose từ sữa
Nếu đang cho con ti sữa mẹ, nếu xuất hiện tình trạng phân xanh, mẹ nên thử cho con bú hết một bên ngực sau đó mới chuyển sang bên ngực còn lại. Trong trường hợp con ti sữa ngoài, rất có thể con của mẹ không hợp với loại sữa này, mẹ nên cân nhắc chọn lựa, đổi sang loại sữa khác cho con. Nếu vẫn không cải thiện, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân chính xác và có phương án xử lý kịp thời, hiệu quả nhất.
Phân lẫn máu
Khi phân có lẫn máu, màu xanh đen khô, phân sống thì khả năng cao trẻ đang gặp khó khăn trong việc đi nặng, có nguy cơ táo bón, bị nứt hậu môn. Bị táo bón khiến trẻ luôn có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới quá trình phát triển thể chất của con.
Phân lẫn máu là dấu hiệu của táo bón, nhiễm trùng ruột
Thông thường, trẻ ăn sữa ngoài dễ gặp tình trạng táo bón hơn trẻ ăn sữa mẹ. Do đó, mẹ cần chú ý nhiều hơn. Phân nếu lẫn nhầy máu đi kèm những dấu hiệu bất thường, chị em cũng cần đưa con đi khám ngay vì cũng có thể trẻ đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng ruột.
Màu phân của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?
Trong trường hợp trẻ vừa sinh
Ngay sau khi sinh hoặc phải vài ngày sau đó, bé có thể “đi nặng” với màu phân xanh đen, hơi sền sệt. Nhiều mẹ có thể lo lắng vì chẳng biết tại sao con chưa thể ăn gì, chỉ ti sữa nhưng phân lại có màu sắc lạ như thế. Tuy nhiên, đây là màu phân bình thường, còn được gọi là phân su.
Trong giai đoạn ở trong bụng mẹ, em bé cũng hấp thu rất nhiều dưỡng chất và đi phân su chính là thời điểm bé cưng cho ra những chất thải sau khoảng thời gian hấp thu dinh dưỡng. Với đặc điểm khá sệt, dính và thường có màu xanh đen, việc đi phân sau sau khi trẻ sinh là điều hết sức bình thường.
Quan sát màu phân của trẻ qua từng ngày là điều cần thiết
Tình trạng phân su này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, thế nên mẹ cũng không cần bất ngờ nếu quan sát thấy sau đó, màu và kết cấu, mùi phân của con thay đổi hoàn toàn. Màu, mùi, kết cấu phân của trẻ sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào sữa con ăn và từng giai đoạn độ tuổi.
Trong trường hợp trẻ bú mẹ
Trẻ ti mẹ thường đi nặng nhiều hơn so với trẻ ti sữa ngoài. Sữa non là một trong những chất xúc tác giúp đẩy phân su ra ngoài một cách nhanh chóng. Thế nên chỉ khoảng vài ngày sau khi đi sinh phân su, màu phân của trẻ ti sữa mẹ sẽ trở nên lỏng hơn, không dính sệt, có màu vàng chứ không còn là màu xanh đen nữa.
Nếu các dấu hiệu đi nặng bình thường, mẹ có thể yên tâm con đang khỏe mạnh
Trong khoảng thời gian đầu, em bé sẽ đi nặng nhiều hơn, có bé khoảng 4 lần/ngày, cũng có bé đi nặng ngay sau khi ti sữa. Nếu phân mềm, không quá nặng mùi, màu sắc vàng bình thường, con cũng không quá khó khăn trong việc đại tiện thì chị em có thể yên tâm. Một số bé cũng có thể đi nặng ít hơn bình thường, mẹ không cần lo lắng nếu không có những dấu hiệu khác lạ, đôi lúc phân của trẻ có hiện tượng vón cục một chút cũng không quá nguy hiểm.
Trong trường hợp trẻ ăn sữa ngoài
Khác với trẻ ăn sữa mẹ, trẻ ăn sữa ngoài thường đi phân nặng mùi hơn, phân cũng có màu đậm, thường là vàng nâu, một số trường hợp thì rơi vào màu vàng nhạt. Khi ăn sữa ngoài, trẻ dễ gặp phải một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa hơn, điển hình là bị táo bón.
Để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con, mẹ nên quan sát các dấu hiệu khi đi nặng của con mỗi ngày. Theo dõi, phân tích màu sắc phân của con để kịp thời phán đoán và đưa đi điều trị nếu con gặp phải những dấu hiệu bất thường.
Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận hơn hết vì lúc này con vô cùng non nớt, sức đề kháng cũng chưa đủ mạnh mẽ nên rất dễ bị các tác nhân gây hại tấn công. Để đảm bảo con đang ổn định và khỏe mạnh, mẹ sẽ phải quan sát rất nhiều từ các hành động, tiếng khóc, đến cả màu sắc phân của trẻ. Chỉ như thế mới có thể tạm yên tâm rằng con vẫn phát triển bình thường qua từng giai đoạn.
Xem thêm bài viết tham khảo:
https://www.healthline.com/health/parenting/baby-poop-color#poop-color-and-health
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327218
https://health.clevelandclinic.org/the-color-of-baby-poop-and-what-it-means-infographic/
Xem thêm bài liên quan:
Bắt bệnh trẻ sơ sinh thông qua hình dáng và màu sắc của phân
Bật mí tình trạng sức khỏe của bé qua màu phân chưa chắc mẹ đã biết