Mẹ bầu nào cũng muốn con mình sinh ra thông minh, xinh đẹp
Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé bao gồm những gì. Giáo sư Sun Lizhou đến từ Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tô đã có bài viết học thuật mang tên "Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi" rất đáng chú ý. Mẹ có biết khi nào thì sự phát triển trí não của bé bắt đầu không?
7 chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy phát triển trí não của trẻ từ trong bụng mẹ
6 thực phẩm giàu axit folic giúp thai nhi phát triển trí não, ngừa dị tật ống thần kinh
Trên thực tế, vào cuối tuần thứ 4 của phôi thai, bong bóng não của em bé được hình thành. Vào tuần thứ 5 đến tuần thứ 6 của phôi thai, các túi ở não trước tạo thành các telomere trái và phải. Đến tuần thứ 7, mô vỏ não hình thành. Vào tuần thứ 8, tiểu não xuất hiện. Vào tuần thứ 12, bán cầu tiểu não và các túi tiểu não được hình thành;
Trọng lượng não lúc mới sinh bằng khoảng 25% so với người lớn, đến 2 tuổi sẽ đạt kích cỡ khoảng 75% so với người lớn.
Có thể thấy sự phát triển thần kinh của thai nhi bắt đầu từ 3 tháng đầu và bao trùm toàn bộ thời kỳ mang thai cho đến 3 năm sau khi sinh. Hơn nữa, thời kỳ mang thai là thời kỳ cực kỳ quan trọng để phát triển trí não.
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé mà mẹ bầu cần chú ý:
1. Tăng cân khi mang thai
Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít khi mang thai đều có thể gây ra những vấn đề bất lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Người mẹ có thể khó giảm cân sau sinh, tăng nguy cơ mổ lấy thai, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp. Những ảnh hưởng đến thai nhi bao gồm: Khối lượng sinh lớn hơn hoặc nhỏ hơn tuổi thai, tăng nguy cơ sinh non và nguy cơ béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, tổng kết của 12 nghiên cứu đã chứng minh rằng béo phì khi mang thai có liên quan đến sự phát triển về nhận thức, hành vi và cảm xúc của em bé trong tương lai. Và nó sẽ làm tăng nguy cơ thiếu hụt hành vi và nhận thức của trẻ.
Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) đã công bố một hướng dẫn khuyến nghị về tăng cân khi mang thai:
Khoảng 11,3 - 16 kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.
Khoảng 12,7 - 18,3 kg với thai phụ ít cân trước khi mang thai.
Khoảng 7 - 11,3 kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai
Khoảng 16 - 20,5 kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.
2. Mổ lấy thai
Sinh mổ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé?
Đây là một kết luận dựa trên kết quả của một số lượng lớn các nghiên cứu. Việc sinh mổ không chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn đầu của trẻ mà còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về lâu dài cho bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mổ lấy thai có liên quan đến bệnh phổ tự kỷ. Có thể oxytocin được tiêm khi mổ lấy thai sẽ làm thay đổi cân bằng oxytocin ở trẻ sơ sinh, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
Ngoài ra, do không có đường sinh tự nhiên nên sau khi sinh khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài của trẻ sơ sinh có thể bị giảm đi, khả năng hành vi sớm thấp hơn một chút so với trẻ sinh ra tự nhiên. Cũng có kết quả nghiên cứu cho thấy phẫu thuật mổ lấy thai có thể làm tổn thương cấu trúc trí tuệ của trẻ. Trẻ sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai có chỉ số thông minh thấp hơn so với trẻ sinh ra tự nhiên.
3. Các biến chứng khi mang thai
Các biến chứng khi mang thai bao gồm: tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng trong tử cung, và những biến chứng khác, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp khi mang thai, tình trạng tâm lý bất thường khi mang thai.
Mặc dù hầu hết quá trình mang thai và sinh nở đều có thể diễn ra suôn sẻ, nhưng khoảng 15% phụ nữ mang thai sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khi mang thai. Nó không chỉ đe dọa đến tính mạng của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Để tránh biến chứng khi mang thai, mẹ cần khám thai chặt chẽ, tránh tăng cân quá mức, kiểm soát chế độ ăn hàng ngày.
4. Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (FGR)
Thai nhi bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung có tỷ lệ cao ở các nước đang phát triển và là một kết quả bất lợi phổ biến khi mang thai. Một số học giả đã so sánh não của trẻ em bị FGR, trẻ sinh đủ tháng và trẻ sinh non bằng MRI và phát hiện ra rằng: So với trẻ sinh đủ tháng, trẻ FGR giảm các thùy thái dương hai bên, hồi hải mã, hạch hạnh nhân, vùng trung tâm bên phải, thùy trán phải, thùy đỉnh trái và hạch nền. FGR sẽ khiến khối lượng chất xám của não giảm, thể tích não thấp hơn so với trẻ bình thường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và tăng nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé có thể khiến mẹ lo ngại. Tuy nhiên, giáo sư Sun Lizhou cũng tổng kết những điều mẹ cần làm để đảm bảo sự phát triển não bộ bình thường của thai nhi:
- Tránh xa các chất độc hại
- Tránh lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh
- Dinh dưỡng hợp lý
- Vận động nhẹ nhàng