Hiểu rõ đặc điểm và những lưu ý khi mang thai 37 tuần sẽ giúp mẹ thêm tự tin trên hành trình sinh nở tiếp theo.
Mang thai 37 tuần đánh dấu một chặng đường thai kỳ khá dài mẹ đã đi qua. Chỉ trong một thời gian ngắn khoảng vài tuần nữa, mẹ sẽ có thể gặp được bé cưng của mình. Chăm sóc bản thân và thai nhi trong giai đoạn này là điều cực kỳ quan trọng để có thể giúp bé yêu tiếp tục phát triển khỏe mạnh, an toàn đến tận ngày sinh. Mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin cần thiết khi mang thai tuần 37 ở bên dưới nhé.
Những đặc điểm đáng chú ý khi mang thai 37 tuần
Sự phát triển của thai nhi ở tuần 37
Nằm trong chặng cuối thai kỳ nên ở tuần 37, thai nhi đã lớn và cứng cáp. Vậy thai 37 tuần nặng bao nhiêu và thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào? Đó chính là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu.
Theo các chỉ số thông thường, kích thước của em bé lúc này nằm trong khoảng 2,85kg và dài 48,5cm, cân nặng thai nhi sẽ tiếp tục tăng khoảng 14g mỗi ngày cho đến 200g mỗi tuần đến lúc sinh. Đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần thường đạt mức 90mm. Em bé lúc này đã có đủ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể, sẵn sàng cho cuộc sống sau khi chào đời. Phổi em bé cũng đã phát triển nhưng chưa hoàn thiện.
Thai 37 tuần đã phát triển đầy đủ các bộ phận trên cơ thể
Thai nhi 37 tuần vẫn có những cử động đều đặn trong bụng mẹ, nhưng có thể đạp ít hơn do kích thước ngày càng lớn, không gian tử cung lại càng chật chội hơn. Ở trong bụng mẹ, bé cưng đang tích cực “luyện tập” thuần thục những hành động như mút tay, hít vào thở ra, chớp mắt, xoay người,…
Bên cạnh đó, giai đoạn này bé cưng còn có những cử động tay rất linh hoạt, con có thể nắm chặt tay, các ngón tay cũng có sự phối hợp nhịp nhàng. Phần đầu của thai nhi vẫn đang phát triển và đây là giai đoạn con có hiện tượng quay đầu, hướng về vùng xương chậu của mẹ để chuẩn bị cho việc chào đời.
Mang thai 37 tuần cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
Khi bước vào tuần thứ 37, chính xác là khoảng 3 tuần nữa mẹ sẽ được chào đón con yêu. Sự góp mặt của bé chính là niềm hạnh phúc cho bố mẹ, nhưng cũng dễ mang lại cho mẹ nhiều nỗi lo lắng, hồi hộp cho bản thân thai phụ.
Cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi khi mang thai 37 tuần
Lúc này, cơ thể mẹ đã rất nặng nề và mẹ có thể gặp một số khó khăn trong việc sinh hoạt. Phần chân dễ xuất hiện tình trạng sưng phù, mẹ cũng dễ bị đầy hơi hơn do lượng hormone progesterone tiếp tục gia tăng.
Thai nhi vẫn tiếp tục lớn dần làm cho mẹ dễ bị khó ngủ hơn, có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, tiêu chảy do thai nhi lớn lên chèn đường tiêu hóa. Bước vào tuần thứ 37, mẹ sẽ hay cảm nhận được những cơn co thắt ghé thăm thường xuyên hơn. Đây được xem là hiện tượng giúp các nhóm cơ thêm săn chắc, hỗ trợ cho quá trình vượt cạn sau này của mẹ và em bé.
Về chỉ số nước ối, rất nhiều mẹ bầu không biết thai 37 tuần nước ối bao nhiêu là đủ. Đây là chỉ số quan trọng cần được theo chú ý theo dõi cẩn thận và theo các chuyên gia, ở giới hạn bình thường (6-8cm), chỉ số nước ối ở tuần thai 37 sẽ là 65mm.
Cần lưu ý những gì khi mang thai 37 tuần?
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Trong giai đoạn cuối này, mẹ vẫn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ các chất. Một số mẹ do cơ thể nặng nề, lại dễ bị đầy hơi, buồn nôn do thai nhi lớn lên chèn ép đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Hãy cố gắng cung cấp dưỡng chất đều đặn bằng việc bổ sung thêm vitamin theo chỉ định của bác sĩ, chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, cố gắng uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ rau xanh, trái cây.
Bầu 37 tuần, mẹ vẫn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Mẹ có thể không ăn quá nhiều nhưng tuyệt đối đừng nên bỏ bữa. Chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng giúp mẹ có được sức khỏe tốt và công cuộc vượt cạn cũng sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn.
Theo dõi chuyển động của thai nhi
Thai nhi trong giai đoạn này có thể cử động ít hơn một chút do không gian trong tử cung bắt đầu chật chội. Nhưng điều này không có nghĩa là bé sẽ nằm im ắng suốt trong một khoảng thời gian dài. Do đó, mẹ cần theo dõi kỹ càng những chuyển động của con.
Nếu cảm thấy con chuyển động ít hoặc nhiều hơn một cách bất thường, hoặc ít hơn 4 cử động trong mỗi giờ, mẹ cần liên hệ với bác sĩ và đến bệnh viện để thăm khám nhằm đảm bảo an toàn cho con.
Chú ý các dấu hiệu chuyển dạ
Nhiều mẹ hay băn khoăn thai 37 tuần đã sinh được chưa. Câu trả lời là dù trên lý thuyết, thai nhi sẽ còn nằm trong bụng mẹ khoảng 3 tuần nữa nhưng thực tế ở tuần thai này, con có thể chui ra ngoài bất cứ thời điểm nào. Vì thế, mẹ bầu cần lưu ý đến những dấu hiệu trên cơ thể. Hãy theo dõi các cơn gò, dịch âm đạo,… Nếu xuất hiện tình trạng thai 37 tuần gò cứng bụng đi kèm các dấu hiệu chuyển dạ thông thường khác như rỉ ối, vỡ ối, đau từng cơn liên tục,... hãy nhanh chóng đến bệnh viện kịp thời mẹ nhé.
Một số mẹ cũng thắc mắc đang mang thai 37 tuần có nên quan hệ, theo các chuyên gia, thời điểm này mẹ nên kiêng quan hệ tình dục vì sẽ rất dễ gây ra tình trạng co bóp tử cung, chuyển dạ sớm.
Tham khảo các bài tập hỗ trợ quá trình chuyển dạ
Mang thai tuần 37 cũng là thời điểm thích hợp để mẹ học hỏi thêm nhiều kiến thức về sinh nở, chăm sóc bé nhằm đón chào con yêu một cách dễ dàng, thuận lợi nhất. Một số bài tập, động tác yoga với bóng, thiền, tập giữ hơi thở,… có thể phục vụ cho quá trình chuyển dạ diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn. Đây là những kiến thức mẹ nên nghiên cứu và học hỏi.
Đây cũng là giai đoạn phù hợp để tham khảo những bài tập hỗ trợ chuyển dạ
Chuyển dạ, sinh nở không phải là quá trình đơn giản mà có thể kéo dài, dễ gây mất sức. Khi được chuẩn bị sẵn một sức khỏe bền bỉ, dẻo dai, mẹ có thể yên tâm hơn khi ngày sinh đang đến gần. Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, dù lo lắng nhưng cũng hãy hạn chế tối đa sự căng thẳng, mệt mỏi để thuận lợi đón con yêu mẹ nhé.
Các dấu hiệu bất thường
Cơ thể mẹ trong giai đoạn này đã thay đổi vô cùng rõ rệt. Tuy con sắp chào đời nhưng mẹ vẫn cần hết sức cẩn trọng, nếu thấy hiện tượng sưng phù ở chân, tay, mặt,… quá nặng nề hoặc đi kèm những dấu hiệu như nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt,… thì cần đi khám ngay.
Bên cạnh đó, nếu bị ra huyết đỏ tươi, bị đau bụng dữ dội, sốt,… trong khoảng thời gian này thì mẹ cũng cần nhanh chóng đến viện vì có thể đây chính là những dấu hiệu liên quan đến các bất thường về nhau thai như đứt nhau, nhau bong non vô cùng nguy hiểm.
Nếu trong những tháng đầu, mẹ có thể thoải mái thư giãn thì những tháng cuối đòi hỏi các mẹ bầu phải tập trung chăm sóc bản thân và em bé nhiều hơn để chuẩn bị cho ngày con chào đời. Càng cận kề ngày sinh, mẹ sẽ dễ dàng cảm thấy áp lực nhưng hãy yên tâm vì khi được gặp con, mọi căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi gần như sẽ đều tan biến. Nếu đang ở mốc mang thai 37 tuần, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, lắng nghe chỉ định bác sĩ để có thể yên tâm chờ ngày con chào đời nhé.
Xem thêm bài viết gốc tại: https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/28-to-40-plus/37-weeks/
Xem thêm bài viết liên quan:
Mang thai 40 tuần, những căn dặn quan trọng của bác sĩ trước giờ G
Thai 39 tuần, những dấu hiệu mẹ cần lưu ý để chạy viên gấp
Thai 18 tuần bằng quả dưa leo, nhiều thay đổi làm mẹ ngỡ ngàng