Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu vì thai chưa ổn định nên mẹ bầu phải chú ý thật kỹ từ ăn uống đến kiêng kỵ.
Tam cá nguyệt đầu tiên chính là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, là thời điểm thai vào tử cung, làm tổ và bắt đầu phát triển. Do thai chỉ mới bám vào tử cung nên chưa đủ ổn định, chỉ cần một sơ suất là có thể mất con. Mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ cách an thai giai đoạn này để đảm bảo an toàn cho con.
Mang thai 3 tháng đầu: Tam cá nguyệt đầu tiên kéo dài bao lâu?
Mẹ bầu nên biết rằng thai kỳ sẽ được chia thành ba tam cá nguyệt , mỗi giai đoạn có các giai đoạn phát triển khác nhau của em bé và các triệu chứng đối với người làm mẹ.
Ba tháng đầu của thai kỳ, kéo dài từ tuần 1 đến tuần 12, là thời gian chuyển đổi và phát triển đáng kinh ngạc. Trong những tuần đầu tiên này, trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ trong tử cung và các cơ quan cũng như cấu trúc thiết yếu bắt đầu hình thành.
Nhiều bà mẹ có thể gặp các triệu chứng kinh điển của thời kỳ đầu mang thai như tinh thần mệt mỏi, ốm nghén và đau cơ. Ngoài ra, tam cá nguyệt này có thể mang lại cảm giác phấn khích xen kẽ lo lắng khi mẹ chuẩn bị cho hành trình phía trước.
Ba tháng đầu tiên là 12 tuần mang thai và đó là lúc bạn bắt đầu tìm thấy một số thay đổi đầu tiên trong cơ thể mình. Bạn có thể đã nghe nói rằng bạn không thể cảm nhận được bất cứ điều gì trong ba tháng đầu tiên, điều này không chắc chắn. Một số triệu chứng ban đầu rất khó nhận được, nhưng chúng vẫn ở đó.
Trong giai đoạn này, hormone sẽ thay đổi cơ thể lẫn tâm trí. Bạn có thể cảm thấy nôn nao và mệt mỏi, nhưng đừng lo lắng, điều đó hoàn toàn bình thường.
Bạn nên đến đúng các cuộc hẹn với bác sĩ trong thời gian này đề phòng trường hợp có sự cố xảy ra. Điều quan trọng nữa là bạn phải chăm sóc bản thân tốt nhất có thể để không quá căng thẳng.
Triệu chứng mang thai trong ba tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu là khoảng thời gian đầy phấn khích và ngạc nhiên đối với nhiều phụ nữ. Trong khi một số bà mẹ lần đầu làm mẹ có thể cảm thấy kiệt sức, buồn nôn và thậm chí hết sức khổ đau trong ba tháng đầu, hầu hết sẽ gặp một số triệu báo hiệu sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Dưới đây là danh sách các biến chứng phổ biến ở tam cá nguyệt đầu tiên:
- Buồn nôn
- Ngực sưng
- Mệt mỏi hoặc kiệt sức
- Tâm trạng lâng lâng
- Táo bón
- Đi tiểu thường xuyên
Tại sao mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm?
Ba tháng đầu rất nguy hiểm vì hormone thai kỳ vẫn đang được điều hòa và bạn chưa quen với chúng. Cơ thể bạn đang dần dần quen với việc mang thai nên có thể có rất nhiều điều lạ xuất hiện.
Điều quan trọng cần biết là một số yếu tố có thể gây ra vấn đề trong giai đoạn này. Bao gồm:
- Tuổi mẹ (mang thai khi trên 35 tuổi)
- Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (STD)
- Các tình trạng sức khỏe khác (ví dụ như bệnh tiểu đường, ung thư)
- Dinh dưỡng hoặc chế độ ăn khắt khe
Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng đầu
Mặc dù kết quả thử thai dương tính thường được căn cứ để tổ chức để ăn mừng nhưng có một số dấu hiệu cho thấy việc mang thai của bạn đang nguy hiểm.
Dấu hiệu phổ biến nhất của thai kỳ nguy hiểm là máu, có thể ra từng đợt hoặc nhiều hơn. Dòng máu có thể kèm theo đau hoặc không. Nếu bạn bị chảy máu trong ba tháng đầu tiên, hãy kiểm tra bác sĩ ngay lập tức.
Các dấu hiệu ban đầu là cảnh báo nguy hiểm khi mang thai 3 tháng đầu bao gồm:
- Choáng khi ngồi dậy nhanh
- Đau bụng hơn bình thường và kéo dài hơn bình thường
- Tiêu chảy
- Đau đầu thường xuyên
- Phù tay và chân
Mang thai 3 tháng đầu: Nên ăn và không nên ăn gì?
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?
Nhiều mẹ thắc mắc phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì vì đã có trường hợp ăn nhầm đồ không tốt dẫn đến sảy thai. Lời khuyên cho các mẹ là nên ưu tiên ăn những thực phẩm tươi sạch giai đoạn đầu. Ăn đầy đủ để có chất dù đang ốm nghén hay không.
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn những món giàu axit folic
Mẹ bầu nên bổ sung rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Ưu tiên những món giàu axit folic, canxi, sắt, protein để thai nhi phát triển. Ngoài ra mẹ bầu có thể dùng một số món giúp giảm ốm nghén như gừng, bạc hà, chanh, hoặc thêm các loại gia vị như bột tiểu hồi hương, quế, thì là.
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Như đã nói ở trên, một số món ăn có thể khiến mẹ bầu 3 tháng đầu sảy thai. Những món đó gồm đu đủ xanh, rau ngót, dứa. Đây là những thực phẩm gây co thắt tử cung, nhẹ thì động thai, nặng là sảy thai.
Ngoài ra, ngải cứu, nhãn, vải cũng không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để trí não thai nhi phát triển, mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn dưa chua, măng muối, rau củ muối, đồ sống, tái.
Tránh ăn dứa để đề phòng sảy thai
Tập thói quen ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh, ngừa các loại khuẩn gây hại cho thai nhi. Tuyệt đối không dùng các chất kích thích, món ăn, thức uống chứa cồn, caffeine vì sẽ gây hại trực tiếp đến thai nhi.
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?
Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai
3 tháng đầu thai chưa ổn định nên việc cẩn thận, tìm hiểu kỹ thông tin mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì cũng không phải là thừa. Dưới đây là liệt kê những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu, các mẹ cần lưu ý:
Phụ nữ mang thai không nên sơn móng tay
- Không sơn móng tay
- Không xịt nước hoa vào cơ thể
- Không bê vác vật nặng, tránh kê, va chạm phần bụng
- Không với 2 tay lên cao
- Đi dép 24/24h để tránh trơn trượt và giữ ấm chân
- Bước đi chậm rãi, không đi nhanh, hạn chế đi xa
- Không tẩy trắng răng
- Hạn chế quan hệ quá thường xuyên, mạnh bạo
- Không vận động mạnh, không làm việc quá sức
- Không tắm bồn, xông hơi
- Không hút thuốc, uống bia, trà, cà phê, nước có ga.
Ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu
Nhiều mẹ bầu lo lắng khi thấy ra huyết nâu vì tưởng đây là dấu báo sảy thai. Tuy nhiên, đây chỉ là khí hư đổi màu. Việc ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu có thể từ nhiều nguyên nhân, chỉ khi chẩn đoán đúng nguyên nhân mới biết nó có thực sự nguy hiểm hay không.
Những nguyên nhân gây ra huyết nâu khi mang thai gồm:
- Máu báo thai
- Thay đổi nội tiết tố
- Do quan hệ tình dục
- Thai nằm ngoài tử cung
- Viêm nhiễm phụ khoa
- Polyp cổ tử cung
- Sảy thai
Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu
Việc ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ thường là lành tính, có thể đó đơn thuần chỉ là máu báo thai. Khoảng 15% thai phụ bị ra huyết thời gian đầu mang thai nhưng vẫn mẹ tròn con vuông.
Một số trường hợp ra máu khi mang thai 3 tháng đầu có thể dọa sảy thai
Tuy nhiên, một số trường hợp ra máu lại báo hiệu nguy hiểm như dọa sảy thai, sảy thai, thai ngoài tử cung, chửa trứng, tụ dịch màng nuôi, bệnh tử cung. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, kèm các cơn đau, cục máu đông thì cần đi bệnh viện ngay để được can thiệp.
Mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới
Bị đau bụng dưới ở 3 tháng đầu thai kỳ làm cho nhiều mẹ bầu lo lắng, tuy nhiên, triệu chứng này rất bình thường. Đây có thể là dấu hiệu thai đang làm tổ, đang tìm cách bám tử cung.
Đồng thời do tử cung lớn dần nên dây chằng nâng đỡ tử cung bị căng. Mẹ bầu có thể thấy đau bụng dưới khi đổi tư thế, ho, hoặc ngồi xổm, đứng dậy. Tuy nhiên, việc đau bụng cũng có thể do động thai, chửa trứng, chửa ngoài dạ con.
Nếu gặp những triệu chứng dưới đây thì nên đi bệnh viện ngay:
- Cơn đau di chuyển khắp bụng, đau dữ dội;
- Bụng co thắt kèm hiện tượng chảy máu.
Nếu chỉ đau nhẹ, không ra máu thì chỉ cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
.>>> Có thể bạn quan tâm: Nguy cơ sảy thai 3 tháng đầu tăng cao nếu mẹ bầu ở nơi bị ô nhiễm không khí nặng
Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu
Quan hệ trong 12 tuần đầu có gây sảy thai?
Quan hệ khi mang thai là an toàn tuy nhiên, ở 3 tháng đầu tiên, các bác sĩ hay khuyến cáo thai nhi chưa ổn định nên nhiều mẹ bầu sợ bị sảy thai. Tuy nhiên, nếu mẹ không thuộc nhóm tránh quan hệ thì có thể gần gũi chồng an toàn trong suốt thai kỳ, gồm 3 tháng đầu.
Nhiều mẹ bầu sợ bị sảy thai nếu quan hệ trong 3 tháng đầu
Quan hệ tình dục không phải nguyên nhân gây sảy thai. Nghiên cứu 50% số ca sảy thai do nguyên nhân bất thường nhiễm sắc thể khi thụ tinh. Tức là sự phát triển của thai nhi có vấn đề chứ không phải do quan hệ. Hoặc sảy thai do tử cung bất thường, nhiễm trùng.
Việc quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu còn tùy cơ địa của từng người. Tốt nhất nên đi khám và xin lời khuyên từ bác sĩ để yên tâm hơn khi muốn quan hệ trong 12 tuần đầu tiên.
Tần suất quan hệ bao nhiêu là hợp lý?
Dù quan hệ khi mang thai là an toàn nhưng cũng không thể quá nhiều. Tần suất nên ở mức 1 – 2 lần/tuần. Tùy theo sức khỏe của mẹ bầu, tháng sinh để quyết định ngừng đúng lúc. Vợ chồng cũng cần chú ý đến tư thế quan hệ phù hợp, nhẹ nhàng, vừa phải, chồng không đè lên bụng vợ.
Cách quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, do thay đổi nội tiết tố, cơ thể mẹ nhạy cảm hơn. Cơ chế bôi trơn âm hộ hoạt động nhiều hơn. Mang thai 3 tháng đầu bụng mẹ chưa to do đó việc quan hệ khá dễ dàng. Nhưng đây là giai đoạn thay đổi nội tiết tố, ốm nghén, khó chịu. Do đó, cần lưu ý khi quan hệ:
Dùng bao cao su để tránh những bệnh viêm nhiễm từ bố lây sang con
- Không kích thích quá mạnh, tránh thực hiện động tác mạnh;
- Dùng bao cao su để tránh những bệnh viêm nhiễm từ bố lây sang con;
- Không kích thích đầu ti;
- Không quan hệ quá lâu, lựa chọn tư thế phù hợp;
- Tránh thâm nhập quá sâu vào bên trong khi quan hệ;
- Nên thử những cách nhẹ nhàng, chậm rãi.
Trường hợp tránh quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu
Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây thì nên tạm ngưng quan hệ vì sẽ không an toàn:
- Từng sảy thai nhiều lần, sinh non, xuất huyết âm đạo;
- Bị dọa sảy thai, hoặc mắc chứng hở eo cổ tử cung;
- Nhau bám thấp, nhau tiền đạo, có nguy cơ xuất huyết. Trường hợp này nên tạm ngưng quan hệ trong suốt thời kỳ mang thai chứ không riêng 3 tháng đầu;
- Bị vỡ ối non;
- Mang thai đôi hoặc đa thai;
- Bị chảy máu hoặc chảy dịch có mùi hôi sau khi quan hệ.
Mang thai 3 tháng đầu: Bụng cồn cào có sao không?
Nguyên nhân khiến bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu là:
Thai nhi bị đói
Nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu bị cồn cào khi mang thai đơn giản là vì thai nhi đói. Lúc này chính mẹ cũng sẽ cảm thấy đói và dẫn đến bụng cồn cào, xót ruột. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường.
Nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu bị cồn cào khi mang thai đơn giản là vì thai nhi đói
Để biết bụng mẹ cồn cào có phải do đói không, mẹ cần chú ý thêm các dấu hiệu đi kèm như con đạp liên tục, con máy nhẹ, trườn xuống bụng dưới của mẹ.
Uống quá nhiều nước
Uống quá nhiều nước có thể khiến mẹ đầy bụng, no ngang, dẫn đến mẹ ăn ít lại, ăn nhanh no. Kéo theo hậu quả là mẹ nhanh đói hơn, bụng sẽ bị cồn cào.
Ăn nhiều thức ăn cay nóng
Thức ăn cay nóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, có thể gây loét dạ dày. Việc đau dạ dày ở dạng nhẹ có thể gần giống cảm giác sôi ruột, đói bụng cồn cào.
Thay đổi hormone
Có thể do mẹ bầu ốm nghén, lượng hormone thay đổi nên dẫn đến tình trạng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu.
Ăn quá nhanh
Ăn nhanh, ăn vội khiến não chưa được kích hoạt kịp, chưa kịp đón nhận cảm giác đã ăn đã no. Tức là lúc này bụng mẹ đã no nhưng não vẫn ở trình trạng thấy đói, dẫn đến bụng cồn cào.
Ăn ít
Ăn quá ít sẽ khiến mẹ nhanh đói, thai nhi cũng sẽ thiếu dinh dưỡng để phát triển. Do đó, mẹ đừng vì sợ tăng cân mà ăn quá ít để giữ dáng.
Tác dụng phụ của thuốc
Corticosteroid, somatropin có thể khiến bụng mẹ bầu bị cồn cào liên tục. Điều cần lưu ý là trong thai kỳ không được tùy tiện uống thuốc mà phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Căng thẳng
Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng quá cũng sẽ khiến mẹ bầu bị đói và thèm ăn liên tục, đây là cách cơ thể dùng để chống lại stress.
Nhiễm ký sinh trùng
Khi có giun sán, mẹ có thể cảm thấy đói nhanh hơn do chúng lấy mất chất dinh dưỡng từ cơ thể.
Thiếu chất xơ
Chất xơ giúp làm tăng cảm giác no lâu do làm chậm sự hấp thụ thực phẩm, tăng lượng glucose trong máu. Nếu ăn thiếu chất xơ sẽ khiến mẹ mau đói, bụng sẽ bị cồn cào.
Việc cần làm để tránh tình trạng bụng cồn cào khi mang thai
- Chế độ ăn uống khoa học
Nguyên nhân chính gây bụng cồn cào, xót ruột khi mang thai là do mẹ bị đói. Do đó, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Tốt nhất nên chia thành 5 – 6 bữa trong ngày gồm 3 bữa chính và các bữa phụ xen kẽ với những món lành mạnh.
- Ăn chậm và nhai thật kỹ
Ăn chậm nhai kỹ sẽ tạo cảm giác no lâu, thức ăn dễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe đường ruột. Đồng thời, việc ăn chậm nhai kỹ trong thời kỳ mang thai sẽ tốt cho việc giảm cân sau sinh.
- Uống nước vừa đủ
Uống quá nhiều hay quá ít cũng có thể khiến bụng mẹ bầu bị cồn cào. Tốt nhất nên uống khoảng 2,5 lít mỗi ngày. Tránh uống nước trước và sau khi ăn hoặc chuẩn bị đi ngủ vì có thể ảnh hưởng đến sự ngon miệng và giấc ngủ.
- Bổ sung chất xơ
Chất xơ cực kỳ cần thiết giúp duy trì tình trạng no lâu. Do đó, nên chú ý bổ sung chất xơ thông qua các loại rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày.
- Thái độ lạc quan, vui vẻ
Bụng cồn cào có thể do tinh thần mẹ bầu không tốt, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do đó, muốn con khỏe mạnh thì phải luôn giữ thái độ vui tươi, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá sức.
Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên cần phải chú ý thật kỹ, vì đây là lúc thai mới làm tổ, chưa ổn định, nguy cơ sảy thai rất cao. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng để tránh tâm trạng ảnh hưởng đến việc dưỡng thai.
Xem thêm bài viết liên quan:
Nguy cơ sảy thai 3 tháng đầu ở mức cao nếu mẹ bầu ở nơi bị ô nhiễm không khí nặng
Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu 3 tháng đầu, giữa và cuối thai kỳ
Thực đơn cho bà bầu đầy đủ trong 3 tháng đầu, giữa và cuối thai kỳ