Trong thực tế, dù khi xảy ra mẫu thuật căng thẳng giữa phụ huynh và giáo viên thì mọi người thường thấy giáo viên sẽ luôn cố gắng giữ thái độ mềm mỏng, bình tĩnh để giải quyết sự việc. Vậy nhưng mới đây, nhiều diễn đàn mạng xã hội đã và đang chia sẻ đoạn clip lại màn "combat" giữa một phụ huynh và một cô giáo.
Trong đó, người mẹ và cô giáo 'cãi tay đôi' căng thẳng, không ai chịu ai khiến cộng đồng mạng cũng bùng nổ những tranh luận trái chiều.
Video người mẹ và cô giáo 'combat' căng thẳng được chia sẻ trên nền tảng tiktok
Theo nội dung đoạn clip này, cậu học trò vi phạm nên cô giáo đã mời phụ huynh lên gặp. Sau khi nghe cô yêu cầu, cậu học trò đã về nói với mẹ về việc này.
Tiếp đó, do bận con nhỏ nên người mẹ đã nhắn tin hỏi trước cô giáo xem thử có việc gì quan trọng không để chị sắp xếp thời gian. Tuy nhiên, cô giáo không trả lời lại.
Sự việc được đẩy lên cao khi hôm sau đến lớp, cô giáo đã trách cậu học sinh rằng: "Mẹ anh là người bất lịch sự" trước mặt cả lớp. Điều này khiến cậu bé xấu hổ.
Tiếp tục, cậu bé về nhà và thuật lại sự việc cho người mẹ xảy ra ở lớp. Lúc này, người mẹ không giấu được cơn giận dữ khi thấy con trai bị cô trách móc trước lớp, trong khi đó chị nhắn tin cho cô giáo thì không được phản hồi. Do đó, người mẹ đã gọi điện trực tiếp cho cô giáo để chất vấn.
"Cô mời tôi lên gặp vì con tôi vi phạm nhưng tôi nhắn tin cho cô hỏi "có việc gì quan trọng không để tôi lên" thì cô phải trả lời hoặc gọi điện cho tôi, đằng này cô làm thinh. Cô mắng con tôi là "mẹ anh là người mất lịch sự", tôi mất lịch sự chỗ nào. Với lại đã đến hẹn chưa mà cô trách tôi", người mẹ lớn giọng chất vấn.
"Con chị vi phạm tôi gọi chị lên để tôi trao đổi, chứ không phải tôi vi phạm gì mà tôi phải đi năn nỉ chị", cô giáo trả lời.
Người mẹ bức xúc gọi điện chất vấn giáo viên, ảnh: dSD
Người mẹ bức xúc gọi điện chất vấn cô giáo khi con trai chị bị chỉ trích trước cả lớp vô lý
"Nó (con trai người mẹ-PV) là con nít làm gì biết nói dối mà cô dùng từ "ăn nói hai lời", "ngậm máu phun người", người mẹ bức xúc.
Hiện tại vẫn chưa rõ kết quả giải quyết giữa phụ huynh và cô giáo này ra sao, tuy nhiên, sự việc nói trên sau khi xuất hiện trên mạng xã hội đã ngay lập tức khiến cộng đồng mạng chú ý và tranh cãi.
Theo đó, cư dân mạng cho rằng, cả người mẹ và cô giáo đều không giữ được bình tĩnh trong tình huống này dẫn đến cư xử không khéo léo. Chính điều này làm tổn thương cậu học sinh nhỏ.
Đáng nói, thái độ ứng xử và lời nói của nữ giáo viên bị phần đông cư dân mạng chỉ trích. Bởi lẽ, việc phụ huynh nhắn tin mà cô không trả lời rồi lại trách học sinh trước mặt cả lớp là sai. Chưa kể, trong quá trình trò chuyện với phụ huynh, cô giáo nhẽ ra phải mềm mỏng thì lại cãi tay đôi. Chưa kể, cô mắng học sinh với những lời lẽ nặng nề như "ăn nói hai lời, ngậm máu phun người", điều này không hề phù hợp văn phong học đường, môi trường giáo dục.
"Cô giáo đã hấp tấp trong việc nói phụ huynh là người mất lịch sự, đáng nhẽ phải làm rõ thì đã tránh được sự việc tranh cãi này"
"Cô giáo nói chuyện kì cục. Cô nếu không gặp được phụ huynh thì phải liên hệ với GVCN để GVCN phải gọi phụ huynh, chứ mắc gì lại kiếm học sinh, lại còn mắng học sinh gây tổn thương cho em ấy. Nghiệp vụ kém quá"
"Bênh phụ huynh nha. Bà cô giáo cũng mất lịch sự trước, phụ huynh đã nhắn tin hỏi để sắp xếp công việc ở nhà mà cô không thèm trả lời. Giờ lên nói học sinh như vậy, là cô giáo đi dạy cho thế hệ tương lai mà lại cư xử như vậy sao được đây", cư dân mạng bày tỏ quan điểm.
Về phía người mẹ, cư dân mạng cho rằng việc người mẹ bày tỏ bức xúc là có cơ sở. Tuy nhiên, việc chị gay gắt với cô giáo như vậy sẽ khiến con trai bị thiệt thòi khi đi học.
Hiện tại, đoạn clip này vẫn đang nhận về nhiều sự quan tâm và bàn luận của cư dân mạng.
Giáo viên nên giao tiếp với phụ huynh như thế nào
- Giữ thái độ bình tĩnh và lắng nghe: Trong cuộc trao đổi, giáo viên cần giữ giọng điệu nhẹ nhàng, thân thiện, không nên phản ứng gay gắt. Lắng nghe cẩn thận giúp phụ huynh cảm thấy được tôn trọng và sẽ dễ chia sẻ ý kiến, tạo điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.
- Tránh đổ lỗi và tìm giải pháp hợp tác: Thay vì chỉ tập trung vào lỗi hoặc khiếm khuyết, hãy đề cập đến cách hỗ trợ học sinh cùng giải quyết vấn đề. Cách tiếp cận này cho thấy giáo viên và phụ huynh cùng mục tiêu vì sự phát triển của trẻ, từ đó dễ xây dựng sự tin tưởng.
- Tập trung vào sự phát triển của học sinh: Khi trao đổi, hãy nhấn mạnh vào những lợi ích mà học sinh sẽ đạt được khi các bên cùng phối hợp tốt. Giải thích những điều tích cực mà giáo viên và phụ huynh có thể mang lại giúp hướng cuộc trò chuyện theo chiều hướng xây dựng hơn.
- Duy trì kết nối và theo dõi: Sau buổi trò chuyện, giáo viên nên giữ liên lạc với phụ huynh để cập nhật về sự tiến triển của vấn đề, thể hiện sự quan tâm và nỗ lực cải thiện. Việc duy trì sự trao đổi thường xuyên giúp xây dựng mối quan hệ tin cậy lâu dài.
Các kỹ năng giao tiếp khéo léo, sự bình tĩnh và thái độ hợp tác là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn hiệu quả, tạo điều kiện tốt cho việc học tập và phát triển của học sinh.