Lupus ban đỏ là một bệnh dai dẳng có thể cấp tính hoặc mãn tính, có thể là bẩm sinh hoặc tái phát từ nhỏ hay ở bất cứ độ tuổi nào.
Lupus ban đỏ hiện vẫn là bệnh không xác định được chính xác nguyên nhân. Nó có thể bao gồm cả di truyền cũng như các yếu tố tác động từ bên ngoài.
Nguyên nhân gây lupus ban đỏ
Trong tất cả thì có một vài tác nhân nổi bật hơn hẳn gây lupus ban đỏ như sau:
Về mặt di truyền
Nếu có người thân, anh em ruột mắc lupus ban đỏ hệ thống thì bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 20 lần so với một người không có người thân mắc lupus ban đỏ.
Các nghiên cứu cho thấy, lupus ban đỏ là một trong những bệnh có tính di truyền trong gia đình nhưng lại không xác định được một gen cụ thể nào là nguyên nhân gây bệnh.
Phụ nữ có nguy cơ bị lupus ban đỏ nhiều hơn, ảnh minh họa
Tác động từ môi trường
Đầu tiên kể đến là tác động của các loại thuốc. Thống kê thấy có khoảng 400 thuốc có khả năng gây lupus ban đỏ, những loại phổ biến mà mọi người thường gặp là quinidine, procainamide, hydralazine và phenytoin.
Đây là tình trạng phản ứng với thuốc điều trị ở người bệnh. Điều đáng mừng là các triệu chứng lupus do thuốc cũng sẽ thường mất dần đi khi người bệnh ngưng dùng loại thuốc đó.
Đặc biệt, hoóc môn sinh dục tiêu biểu estrogen thường tham gia nhiều vào quá trinh phát bệnh lupus ban đỏ. Trên thực tế, người ta thường thấy phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sinh nở sẽ có tần suất mắc bệnh này cao hơn hẳn, có thể gấp 10 lần ở nam giới bình thường.
>> Xem thêm: 11 Biến chứng nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ
Triệu chứng thường gặp của lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ có thể gây tổn thường gần như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, tuần hoàn, hô hấp. Bệnh diễn biến phức tạp, tái phát thường nặng hơn lần đầu và gây tổn thương nhiều hơn. Các triệu chứng thường gặp như sau:
Nhiều nguyên nhân gây lupus, ảnh minh họa
Triệu chứng đặc trưng nhất là nổi ban hình cánh bướm xuất hiện trên mặt. Tình trạng phát ban này sẽ nặng hơn nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng hoặc các tia cực tím khác
Một triệu chứng điển hình khác là phát ban dạng đĩa, cụ thể là các mảng da đỏ giống như hình chiếc đĩa sẽ xuất hiện và lan rộng dần ra trên mặt, cổ.
Người bị lupus ban đỏ cũng sẽ thường bị loét miệng. Những vết này thường tập trung ở vòm miệng hoặc nướu, nhưng không gây đau đớn.
Xuất hiện loét ở các bộ phận khác của cơ thể
Sưng đau các khớp xương, có cảm giác nóng và tấy đỏ
Dấu hiệu bên trong của lupus ban đỏ là viêm màng ngoài tim hoặc viêm màng phổi, người bệnh có thể thấy đau ngực cấp, cảm giác khó thở.
Co giật, loạn thần cũng là triệu chứng của lupus ban đỏ. Người bệnh có thể cảm giác đau đầu, lo lắng, khó nhìn rõ và nhận thức kém hơn.
Người mắc lupus ban đỏ cũng thường bị thiếu máu nên sẽ biểu hiện ra bên ngoài là da xanh xao, người nhợt nhạt, mệt mỏi thiếu sức sống
Lupus gây thiếu máu tán huyết dẫn đến tình trạng thiếu máu. Người bệnh có thể có dấu hiệu da niêm xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi
>> Xem thêm: Cảnh báo phụ nữ bôi son 3 lần/ngày dễ nhiễm độc chì, mắc bệnh Lupus ban đỏ và hỏng hết men răng
Những người thường có nguy cơ mắc lupus ban đỏ cao hơn người khác:
Người có người thân từng mắc bệnh này
Người phải dùng các loại thuốc đặc trị, thuốc điều trị bệnh mãn tính như huyết áp, động kinh, một số loại kháng sinh
Lupus ban đỏ, ảnh minh họa
Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Phụ nữ mang thai hoặc khi có kinh nguyệt
Người tron độ tuổi từ 15 đến 40 có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn
Các chú ý quan trọng khi điều trị bệnh lupus ban đỏ
Đầu tiên là nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để da không bị kích ứng. Nếu phải đi ra ngoài trời thì nên chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ che chắn như kem chống nắng, áo mũ đi nắng, đeo kính dâm để bảo vệ mắt và da mặt.
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị lupus ban đỏ. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin D như: sữa, trứng, dàu cá, bơ.
Ngoài ra, cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi (sữa, phô mai, hoa quả, rau xanh)
Việc tập thể dục, rèn luyện cơ thể hàng ngày cũng rất quan trọng để nâng cao sức khỏe tổng thể, nâng cao sức đề kháng của cơ thể hạn chế tình trạng lupus ban đỏ tái phát hoặc nặng lên. Người bệnh có thể tham khảo các bài tập vận động như: gym, đi xe đạp, đi bộ, đi bơi, chơi bóng,...
Chú ý nếu các triệu chứng nặng lên thì cần tìm tới bác sĩ để được tư vấn sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau phù hợp. Không làm theo các hướng dẫn thiếu cơ sở khoa học trên mạng hoặc được người khác mách vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng lên và khó điều trị dứt điểm
Trên thực tế, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh lupus ban đỏ hệ thống nên người bệnh cũng như đội ngũ y tế gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình khám chữa. Chính vì vậy, bệnh càng được phát hiện sớm và có ý thức phòng ngừa để không tăng nặng và biến chứng khó lường.
Có thể bạn chưa biết: