Làm sao giảm đau đầu cho trẻ? là câu hỏi được rất nhiều bố mẹ có con nhỏ quan tâm. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết và cơ bản về vấn đề này

Không riêng gì người lớn, trẻ em cũng rất thường xuyên bị đau đầu. Thậm chí có thống kê cho rằng, 20% học sinh từ 5 đến 17 tuổi dễ bị đau đầu. Trong số đó, 15% bị đau đầu do căng thẳng và 5% bị chứng đau nửa đầu, hoặc gặp phải một chứng rối loạn thần kinh. Và đặc biệt, ngay cả trẻ sơ sinh các con cũng có thể bị đau đầu. Tuy nhiên, do chưa thể giao tiếp nên các con không thể “ra tín hiệu” để bố mẹ có thể thấu hiểu.


Vậy, làm sao giảm đau đầu cho trẻ? Đâu là lý do chính khiến trẻ đau đầu? Các vị trí đau đầu nguy hiểm? Trẻ bị đau đầu khi nào cần đi khám? Bài viết sau đây sẽ cung cấp tất tần tận những thông tin cần thiết và cần biết về tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ.

Vì sao trẻ bị đau đầu?


Chấn thương


Trẻ con thường rất tinh nghịch nên thật khó tránh khỏi những lúc té ngã. Té ngã nhẹ không chỉ có thể khiến trẻ bị trầy rách da, sưng tấy, bầm tím, mà còn dẫn tới đau đầu. Nếu chẳng may bé bị chấn thương đầu, bố mẹ cần lưu ý rằng chấn thương đầu ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Do đó, tốt nhất bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám khi trẻ bị ngã chấn thương đầu nặng nhé!

hình ảnh

Chấn thương đầu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đau đầu

Cảm, cúm


Cảm lạnh, cúm cũng là một trong những bệnh lý có thể dẫn đến đau đầu ở trẻ nhỏ. Lý giải cho hiện tượng này, nhiều chuyên gia cho rằng, cảm cúm làm tăng tiết dịch để chống lại virus. Khi dịch nhầy càng dư thừa thì các xoang càng dễ viêm nhiễm, kích ứng và khiến trẻ nhỏ đau đầu vùng trán.


Các bệnh về mắt 


Có thể bạn chưa biết, nhức mỏi mắt và đau đầu thường đi cùng với nhau. Khi mắt của trẻ bị tổn thương, nhức mỏi, hoặc thậm chí là cận thị trẻ có thể bị đau đầu.


Căng thẳng, lo lắng 


Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây nên nhiều bệnh, trong đó có đau đầu. Trẻ em bị đau đầu do căng thẳng, lo lắng thường ở mức độ nhẹ đến trung bình với các biểu hiệu như: đau âm ỉ, đau nửa đầu, đau quanh trán và da đầu, kèm theo khó chịu và mệt mỏi


Bên cạnh những nguyên nhân vừa kể trên, dưới đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ khóc nhiều, 
  • Bỏ bữa
  • Không uống đủ nước 
  • Trẻ thiếu ngủ 
  • Hoặc trẻ bị vấn đề về răng miệng

Triệu chứng của đau đầu vùng trán:

Trẻ bị đau đầu thường có cảm giác như bị một miếng vải, miếng băng quấn thật chật vùng quanh trán. Bên cạnh cảm giác vô cùng khó chịu ấy, là các triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau vùng mặt, mắt, mũi, hàm
  • Khó tập trung
  • Liên tục hắt hơi
  • Mắt trẻ có thể nhìn mờ, đỏ mắt và thường chảy nước mắt
  • Trẻ bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Chóng mặt, khó chịu
  • Buồn nôn


Trẻ bị đau đầu vùng trán có nguy hiểm không?

hình ảnh

Trẻ bị đau đầu vùng trán có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nguy hiểm nào đó. vì thê bố mẹ cần đặc biệt quan tâm.

Nếu bé nhà bạn thỉnh thoảng mới gặp tình trạng đau đầu, và mỗi khi đau đầu thì biểu hiện thường nhẹ và thoáng qua thì bạn không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu trẻ bị đau đầu buồn nôn, trẻ bị đau đầu kèm sốt, hoặc trẻ thường xuyên gặp phải những cơn đau đầu dữ dội, âm ỉ, đau nhói, đau châm chích… khiến trẻ khó ngủ ngon, phát triển đúng chuẩn thì rất có thể là tín hiệu cảnh báo một nguy cơ sức khỏe nào đó!

Lời khuyên dành cho bố mẹ có trẻ bị đau đầu vùng trán chính là hãy dành thời gian đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng nguy hiểm vừa kể trên. Bố mẹ hãy dành tình yêu để quan sát các biểu hiện sức khoẻ của con. Bố mẹ hãy dành thật nhiều sự thấu hiểu, đừng bao giờ vội vàng cho rằng “Chỉ người lớn mới bị đau, con nít mà đau đầu cái gì…!”, vì thực tế đau đầu ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nguy hiểm nào đó.

>>> Có thể bạn quan tâm: 3 loại đau đầu không thể chịu đựng được, nếu chậm chễ đến viện có thể không còn cơ hội sống


Các vị trí đau đầu nguy hiểm?


Bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng, bạn cũng nên đặc biệt lưu ý đến các vị trí đau đầu nguy hiểm. Đau đầu ở trẻ em tuy chỉ là triệu chứng, không phải là bệnh nhưng nếu để về lâu về dài không tìm cách cải thiện thì rất nguy hiểm cho trẻ.

  • Đau nhức ngay trên đỉnh đầu
  • Đau toàn bộ phần đầu của trẻ
  • Đau sau gáy
  • Đau nhức thái dương
  • Đau sau tai
  • Đau đầu vị trí trán, mắt, má


Là bố mẹ, bạn nên làm gì để trị chứng đau đầu ở trẻ?


Các phương pháp điều trị đau đầu cho trẻ em thường được áp dụng như: Dùng thuốc, nghỉ ngơi đầy đủ, thay đổi thói quen sống và sử dụng các liệu pháp giúp thư giãn…


Trẻ đau đầu uống thuốc gì?

hình ảnh

Dùng thuốc trị đau đầu là một trong những cách hiệu quả cải thiện trẻ bị đau đầu mức độ nhẹ đến vừa.

Trẻ đau đầu uống thuốc gì? Là câu hỏi của nhiều bố mẹ quan tâm để cải thiện tình trạng đau đầu của con ngay tại nhà. Nếu trẻ nhà bạn gặp phải những cơn đau đầu ở mức độ vừa, nhẹ và không thường xuyên thì bạn có thể tìm mua các loại thuốc không kê đơn. Thuốc không kê đơn là những loại thuốc ít tác dụng phụ, mà bạn có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc, nhà thuốc mà không cần đến sự tư vấn, kê đơn từ bác sĩ.

1. Đầu tiên có thể kể đến Aspirin- Loại thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm các cơn đau thông thường và mức độ từ nhẹ đến vừa như đau đầu, đau cơ, đau răng… Trong điều trị đau đầu cho trẻ, Aspirin được chỉ định dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên với liều dùng 300-650 mg bằng đường uống, không quá 4 gram/ngày.

Một lưu ý nhỏ là Aspirin có rất nhiều dạng bào chế khác nhau, nên trước khi cho trẻ uống bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

2. Tiếp đến là Acetaminophen- Hay còn gọi là paracetamol, một hoạt chất thường gặp trong các loại thuốc giảm đau phổ biến. Với trẻ nhỏ bị đau đầu, liều dùng Acetaminophen khuyến cáo là từ 10-15mg/kg cách mỗi 4 giờ và không quá 4 lần/ngày.

Ví dụ: Trẻ nhà bạn có cân nặng là 10kg thì liều dùng Acetaminophen là từ 100mg đến 150mg là tối đa, tuyệt đối không được dùng quá liều.

3. Cuối cùng bạn có thể tham khảo Ibuprofen. Tương tự 2 hoạt chất vừa kể là Aspirin và Acetaminophen, Ibuprofen cũng có tác dụng chống viêm từ nhẹ đến vừa, giảm đau đầu, đau răng cho trẻ. Khi trẻ bị đau đầu, liều dùng gợi ý là 10 mg/kg; liều có thể cho cách nhau 6 - 8 giờ/lần, liều tối đa hàng ngày 40 mg/kg.


Trẻ đau đầu nên sinh hoạt như thế nào?


Điều chỉnh chế độ sinh hoạt cũng là một trong những cách trị đau đầu tại nhà cho trẻ. Hãy khuyến khích trẻ thư giãn bằng cách đắm mình trong âm nhạc nhẹ nhàng, tập những bài tập hít thở sâu, yoga, xoa bóp, massage thư giãn cơ bắp… Ngoài ra, được nghỉ ngơi trong không gian tối và yên tĩnh cũng là liệu pháp hiệu quả giúp trẻ giảm đau đầu, nhất là đau đầu vùng trán.


Cho trẻ tắm nước ấm hoặc chườm khăn ấm (không được quá nóng) lên trán, đầu hay cổ của trẻ cũng là cách cải thiện tình trạng đau đầu tại nhà được nhiều người áp dụng vì giúp tăng cường lưu thông máu, làm dịu cơn đau.


Dinh dưỡng cho trẻ bị đau đầu


Hãy khuyến khích trẻ ăn khi đói, bù nước khi cần. Nếu trẻ không thích uống nước lọc, bạn có thể “chiều” trẻ bằng các loại nước trái cây thơm ngon, bổ dưỡng và phù hợp với sở thích của trẻ. Đối với thực phẩm hãy ưu tiên bổ sung cho trẻ:

1. Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Điển hình như cam, quýt, bơ, rau cải, cá hồi... vì chúng có thể giúp bảo vệ mạch máu, đồng thời tăng cường chức năng não hiệu quả, làm dịu những cơn đau đầu.

2. Những thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như thịt bò, cải bó xôi, gan động vật, hoặc các loại hạt dinh dưỡng (hạt điều, óc chó, hạnh nhân…). Lượng sắt dồi dào trong những loại thực phẩm này giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, từ đó cải thiện hiệu quả chứng đau đầu ở trẻ do lượng hemoglobin trong hồng cầu thấp.

3. Những thực phẩm giàu chất béo không bão hoà, chất béo omega -3 như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mồi, tôm, óc chó, rau có lá màu xanh đậm, đậu nành… có tác dụng tăng cường bảo vệ não và giảm đáng kể tần suất các cơn đau đầu, nhất là các các đau nửa đầu. Cụ thế, một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ) đã chứng minh: chế độ ăn giàu axit béo omega-3 có thể giúp giảm tần suất các cơn đau, trong đó có cả đau đầu. Vì thế, để giúp trẻ giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu, không mong muốn, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ ăn thêm các loại thực phẩm giàu chất béo omega -3 nhé!


Hy vọng với những lời khuyên trên bạn có thể giúp các con giảm đau đầu hiệu quả tại nhà nhé!

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Hay đau đầu khi mang thai có sao không: Mẹo hay giảm đau an toàn cho mẹ bầu


Đang bình thường thì thấy đau đầu, đột quỵ ập đến rất nhanh khiến người phụ nữ qua đời: Mới 38 tuổi


2 món rau là 'thuốc chữa đau đầu' của người Việt, mùa hè ăn vừa ngủ ngon lại bổ dưỡng