Khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ có thể khiến cả mẹ và bé rơi vào một giai đoạn vô cùng mệt mỏi.

Trước khi có con, có lẽ nhiều mẹ vẫn sẽ còn mơ hồ trước khái niệm khủng hoảng ngủ. Khủng hoảng ngủ là tình trạng thường xảy ra trong những năm đầu đời của trẻ. Khiến đứa trẻ đang có giấc ngủ ổn định bỗng nhiên có dấu hiệu rối loạn, từ đó không thể yên giấc trong một khoảng thời gian. Khủng hoảng ngủ có thể khiến cả bé và mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi, sức khỏe bị ảnh hưởng do không được nghỉ ngơi đầy đủ. Chính vì thế, học cách nhận biết cũng như cải thiện giấc ngủ khi trẻ gặp khủng hoảng ngủ là điều vô cùng cần thiết.

Thế nào là khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ?

Khủng hoảng ngủ là gì?

Khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh là một giai đoạn thông thường kéo dài khoảng 2 – 4 tuần, khi bé bình thường đang ngủ ngon bất ngờ có những hiện tượng rối loạn giấc ngủ, thường xuyên thức dậy quấy khóc, khó ổn định giấc ngủ.

khủng hoảng ngủ trẻ sơ sinh 1

Trẻ nhỏ có thể bị khủng hoảng ngủ bất cứ lúc nào

Tùy theo nguyên nhân, mỗi trẻ có thể xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng ngủ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, thông thường trẻ bị khủng hoảng ngủ có thể dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện như:

  • Đến giờ ngủ nhưng bị khó ngủ, không buồn ngủ
  • Hay quấy khóc vào giờ ngủ, bị giật mình khi ngủ
  • Thức đêm nhiều hơn và thường xuyên hơn
  • Trẻ không chịu ngủ trưa, có dấu hiệu rối loạn giờ giấc đi ngủ

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng ngủ

Khủng hoảng ngủ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong những năm đầu đời, bé bị khủng hoảng ngủ có thể do gián đoạn thói quen, bệnh lý hoặc chuẩn bị bước vào một cột mốc tăng trưởng nào đó.  

khủng hoảng ngủ trẻ sơ sinh 2

Khủng hoảng ngủ làm cho cả mẹ và bé dễ bị mệt mỏi

Một số nguyên nhân thường gặp có thể khiến trẻ bị mệt mỏi, khó chịu dẫn đến khủng hoảng ngủ như:

  • Các cột mốc mới như đi nhà trẻ lần đầu
  • Đau mọc răng khiến trẻ bị sốt, khó chịu, lừ đừ mệt mỏi
  • Ngủ trong một môi trường mới như chuyển nhà, chuyển phòng, đi du lịch,…
  • Trẻ đói bụng thường xuyên do bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt
  • Cảm lạnh, nhiễm trùng tai hoặc một số bệnh lý khác cũng có thể làm trẻ bồn chồn, khó chịu mệt mỏi dẫn tới mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh giúp cha mẹ nhàn tênh

Phải làm gì khi con bị khủng hoảng ngủ?

Tìm hiểu kỹ nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng ngủ. Và việc đi tìm nguyên nhân là điều các bà mẹ nên thực hiện một cách nghiêm túc. Lý do là vì khi biết được chính xác nguyên nhân, mẹ sẽ biết cách làm thế nào để xử lý và cải thiện giấc ngủ cho con một cách phù hợp nhất.

Ngoại trừ những nguyên nhân tác động từ yếu tố bên ngoài, mẹ cần hết sức cẩn thận nếu con khủng hoảng ngủ là do bệnh lý. Trẻ nhỏ không thể khóc nên việc tìm hiểu con bị vấn đề gì có lẽ sẽ khá khó khăn với các mẹ. Điều cần làm lúc này là quan sát mọi dấu hiệu bên ngoài của con, từ tiếng khóc đến những hành động tay chân.

khủng hoảng ngủ trẻ sơ sinh 3

Mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến con gặp phải tình trạng khủng hoảng ngủ

Nếu mẹ đã kiểm tra kỹ lưỡng mọi vấn đề nhưng vẫn không phát hiện ra nguyên nhân con rối loạn giấc ngủ, quấy đêm quá nhiều thì tốt nhất nên đứa trẻ đi thăm khám ở những nơi uy tín để có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân chính xác.

Tạo không gian ngủ lý tưởng cho trẻ

Một vấn đề nữa cũng ảnh hưởng rất nhiều tới giấc ngủ của con đó chính là không gian ngủ. Khi ngủ, trẻ cần có cảm giác thoải mái, an toàn và dễ chịu nhất. Chính vì thế, mọi yếu tố xung quanh trẻ khi ngủ đều cần được chăm chút kỹ càng.

Từ ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, vấn đề vệ sinh,… mẹ cần chú ý tất cả những yếu tố này để tạo cho trẻ không gian ngủ cân bằng và thoải mái nhất. Nơi ngủ của trẻ cần sạch sẽ, êm ái, không để quá nhiều vật dụng, đồ chơi, chăn nệm dày,… xung quanh.

Ánh sáng trong phòng không được quá mạnh, nơi ngủ của trẻ cũng không nên có nhiều tiếng ồn. Mẹ có thể mở cho con nghe những bản nhạc êm ái, nhẹ nhàng hoặc những âm thanh dễ đưa con vào giấc ngủ như tiếng mưa rơi, nước chảy nhẹ,… Bên cạnh đó, nhiệt độ của phòng ngủ cũng là điều các mẹ cần đặc biệt quan tâm. Nhiệt độ phòng trẻ nên dao động ở mức 26 – 28 độ, không nên quá nóng nhưng cũng không được quá lạnh để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Hạn chế ngủ ngày

Ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể khiến trẻ dễ bị khó ngủ, bồn chồn, mất ngủ vào buổi tối – thời điểm lẽ ra nên là khoảng thời gian ngủ chính của con.

khủng hoảng ngủ trẻ sơ sinh 4

Mẹ không nên cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày

Mẹ không nên cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày, hãy tập cho con thói quen hình thành sáng tối rõ ràng, thức dậy sớm để cơ thể khỏe khoắn, tránh tình trạng uể oải mệt mỏi trong ngày.

Massage thường xuyên

Các bài tập massage có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ, giúp con ăn ngủ tốt hơn, tinh thần cũng thoải mái, tràn đầy năng lượng hơn.

Mẹ có thể tham khảo những bài massage bụng, lưng, bàn chân, bàn tay,… Với các động tác nhẹ nhàng, kích thích lưu thông khí huyết, tăng cường đào thải độc tố, massage giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, không còn bị gắt ngủ, khó ngủ.

Dựa vào những thông tin trên đây, hy vọng các mẹ đã có thêm những kiến thức đúng đắn để “đối phó” hiệu quả khi con rơi vào tình trạng khủng hoảng ngủ.

Xem thêm bài viết tham khảo:

https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/conditions-and-symptoms/conditions/sleep-deprivation/

https://www.todaysparent.com/kids/kids-health/kids-are-sleep-deprived-and-its-affecting-their-development/

Xem thêm bài viết liên quan:

Trẻ sơ sinh thức nhiều giờ không chịu ngủ phải làm sao

Bé sơ sinh ngủ ít, khi nào thì bé tự điều chỉnh được

Bí quyết rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm thức ngày, hễ áp dụng là thành công